1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Been There-Done That

Chủ đề trong 'Hồi ức về các chuyến đi' bởi netwalker, 10/09/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. netwalker

    netwalker Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/04/2003
    Bài viết:
    3.785
    Đã được thích:
    0
    Chào các bạn,

    Lúc tôi mới vào TTVNOL post bài đầu tiên và có một phần nói về sở thích của mình là tôi thích đi du lịch khắp thế giới bị một số thành viên tổng sỉ vả rằng sao lại như thế ?sao không dành tiền đó để làm từ thiện?, sao lại ăn tiêu phung phí, sao lại không gửi tiền đó giúp đỡ những người nghèo ở Việtnam?, v...v. Chắc bạn nào đọc bài đó hẳn nhớ!

    Tôi sợ quá thui chột luôn ý định viết về những kinh nghiệm tôi đã từng trải.

    Mấy hôm nay, nhàn rỗi lang thang vào box này chơi. Thấy các bạn cùng sở thích nên tôi mạo muội nói lên sở thích của mình.

    Từ khi còn nhỏ, tôi rất thích đọc chuyện Một nghìn lẻ một đêm và luôn luôn mơ ước được như Sinbad chu du khắp thế giới. Tôi muốn được đến thăm tất cả các kỳ quan của thế giới, để được đắm mình vào trong đó, để được tận mắt thấy, tai nghe, tay sờ, mũi ngửi, để cảm nhận tinh hoa của nhân loại hoặc được đắm mình vào thiên nhiên để thấy được cái đẹp cội nguồn sơ khởi.

    Số phận tôi cũng long đong lận đận, tôi có nốt ruồi ở gan bàn chân cho nên không ở đâu lâu được một chỗ hay sao ý. Khi còn nhỏ, chuyển nhà chuyển trường không biết bao lần. Hết ra Bắc lại vào Nam. Mới 3 tuổi tôi đã được lên tàu thuỷ Thống Nhất theo Ba Mẹ ra Bắc (chính xác là đến cảng Hải Phòng, sau đó đi tàu hoả về Hà Nội), mới học lớp 4 tôi đã một mình lên tàu hoả đi vào Nam. Có mùa hè, bị Ba Mẹ cho đi giáo huấn ở ngoài Mỏ than Quảng Ninh 3 tháng liền vì quá hư hỏng và kết quả có khả năng bơi vượt biển từ Mỏ than cọc 6 Cẩm Phả ra đến Đảo Khỉ (khoảng cách bằng 2 lần từ trường Chu Văn An ra khách sạn Thắng lợi).

    Tôi cũng đã chu du từ mũi Cà Mau cho đến địa đầu Móng Cái, đi khá nhiều đảo.

    Ngoài Việt nam, Tôi đã sống, học và làm việc ở Canada, Mỹ, Nhật, HongKong và Singapore và đi du lịch khá nhiều nước.

    Khi tôi là sinh viên, tôi cũng đi du lịch nhiều phần lớn là đi một mình (lonesome traveler) và khi tôi tốt nghiệp công việc của tôi cũng đòi hỏi đi nhiều ( frequent flyer).

    Tại sao tôi lấy tên chủ đề là "Been there - Done that"

    Một trong những câu nói mà những người đi du lịch thích nói trong các cuộc chit chat ở các quán cafe du lịch là " Been There - Done That". Câu nói này sau trở thành nổi tiếng trong giới world traveler và thường được in lên áo T-shirt hoặc ba lô (backpack). Ví dụ, trong một quán cafe vỉa hè Tạ Hiền (Hà Nội) hay phố Tây Ba Lô( Sài Gòn), có chú nào đó kể chuyện chợ tình Sapa, có một chú độc khách lữ hành khác cũng sẽ hào hừng thêm vào câu " Oh, I ''''ve been there done that" là câu chuyện sẽ sôi nổi hẳn lên.

    Vì vậy, tôi muốn lập chủ đề này để mọi người có thể chia xẻ những câu chuyện kiểu " Been there- Done That".

    Chúc tất cả các bạn vui!

    u?c netwalker s?a vo 06:20 ngy 02/07/2004
  2. netwalker

    netwalker Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/04/2003
    Bài viết:
    3.785
    Đã được thích:
    0
    Thấy các bạn ở đây hay đi du lịch Đông Nam Á, tôi sẽ post bài đầu tiên so sánh Hong Kong và Singapore. Bởi vì tôi sống và làm việc ở đây cho nên có thể cách nhìn của tôi như là một người địa phương (local) hơn là dân du lịch (tourist). Nếu các bạn có thắc mắc hoặc muốn biết về điều gì hãy nói lên nhé.
    ======================================
    Singapore vs Hong Kong
    Bài viết này tôi lấy từ bài trả lời một du học sinh khác muốn biết sự khác biệt giữa Hong Kong và Singapore. Lúc đó tôi viết rất ngắn gọn. Sau này nếu có dịp tôi sẽ viết lại sâu hơn.
    Người ta vẫn thưòng nói Hong Kong và Singapore là 2 thuộc địa của Anh, dân chúng ở đây phần lớn là nói tiếng Anh. Điều đó chỉ đúng với Singapore, ngôn ngữ phổ thông ở Singapore là tiếng Anh ( ngôn ngữ chính thức là Malay). Ở Hong Kong bạn phải nói tiếng Quảng Đông (Cantonese), tất nhiên cũng có một số người biết tiếng Anh nhưng ít hơn Singapore nhiều.
    Singapore
    Mười năm trước đây, Singapore rất nghiêm khắc. Các bạn hay nghe thấy chuyện phạt, nick name của Singapore là Fine City (vừa có nghĩa là đẹp , vừa có nghĩa là cẩn thận không bị phạt, "nhạy cảm" mà ). Dân ngoại quốc đi làm ở Sing (expatriate) nhất là thanh niên mà phấn lớn thanh niên mới ra trường ở Mỹ, Canada thích đi làm expat để lấy kinh nghiệm sau đó về cố hương mới nhanh lên chức, hơn nữa những hợp đồng làm việc ở ngoại quốc (oversea offer package) rất hấp dẫn. Chúng tôi thường rủ nhau đi Thailand, Bali của Indo để ăn chơi, hưởng thụ để giảm stress (escape to get some fresh air). Lúc đó, Singapore là trung tâm tài chính, thương mại của Đông Nam Á nhưng lại không có chỗ chơi vì luật lệ ngặt nghèo quá. Tôi nhớ rằng cho đến tận thời điểm 1995, mấy người bạn tôi từ Canada sang, tôi dắt đi chơi đã bị từ chối không cho vào Shangrila Night Club vì mặc quần jeans. Bạn phải mắc quần âu hoặc com-lê (suits) mới đưọc vào.
    Thanh niên như chúng ta sẽ luôn cảm thấy không khí ngột ngạt bao trùm bởi các loại cấm đoán , luật lệ. Believe it or not but it''''s true. Khu Geylang ngày đó cũng không có sầm uất công khai như bây giờ.
    HongKong
    Trước thời điểm 1997, Hong Kong đúng là thiên đường của giới trẻ. Ở đây, đúng là tự do thái quá luôn. Ở bên Kowloon, còn có khách sạn Hà Nội và khách sạn Hải phòng. Hong Kong rất vui và loạn. Buổi tối lên đỉnh Victoria nhìn xuống thành phố HongKong đẹp tuyệt vời, nếu mời bạn gái ăn tối ở đây một lần cũng là một kỷ niệm đáng nhớ lắm. Đi mua sắm ở HongKong khỏi nói, hàng hoá nhiều vô kể, nhiều thứ đẹp và rẻ. Có các khu mua sắm đông vui và nhộn nhịp như Kim Sao Chổi ( tsin sha tsui) bên Tân Giới ( New Territory), khu shoping Sogo, và các khu mua sắm ở bên Victoria Island ( or Hong Kong Island), tối đến có thể đi chợ đêm Mongkok bên Tân giới cũng vui, có thể ngồi gặm chân gà nướng giống ở Việt nam. À, cũng có cả chuyện cảnh sát đuổi người bán hàng rong như phở vỉa hè Nguyễn Du. Có lần chúng tôi ăn canh đậu hũ (một loại canh cải nấu đậu phủ nhưng loại mịn và trong như tào phớ ở Việt nam rất ngon và mát) bị cảnh sát Hong Kong [​IMG]đến xua đuổi mà dân Hong Kong cũng chỉ việc bê bát đứng sát vào tường hoặc chui vào mấy cái của hàng quanh đấy đứng ăn tiếp[​IMG].
    Cạnh tranh giữa Hong Kong và Singapore
    Kể từ sau sự kiện Hong Kong trả về Trung Quốc, Chính Phủ Singapore nới lỏng rất nhiều luật lệ để thu hút các doanh nghiệp chuyển đến Sing, tạo tính canh tranh với Canada, Úc và một số nước khác.
    Sau này khi chững chạc hơn, tôi lại thích Singapore. Singapore cho tôi nhiều ấn tượng tốt như thành phố sạch nhất trong những nơi mà tôi từng đến, trình độ văn hoá dân trí cao. Là một đất nước đa chủng tộc, đa văn hoá, đa ngôn ngữ nhưng các công đồng sắc tộc cùng chung sống rất hoà bình. Bạn có thể dễ dáng thấy một đám em nhỏ đủ các sắc tộc như Malay, Chinese, Indian, Indo, etc, đang chơi đùa với nhau rất chan hoà ở một góc công viên nào đó hoặc tay nắm tay đi trên đường phố. Singapore tiếp thu được rất nhiều cái hay của phương Tây nhưng vẫn duy trì được những bản sắc đẹp đẽ của phương Đông. Đúng là nơi mà East meet West.
    Các bạn trẻ đừng có đi ra khu Orchard Blvd shopping nhiều quá mà nhanh hết tiền nghe. Cũng đừng có tò mò đến nghiên cứu xem Geylang là khu gì ha. Nếu có đi cùng ông xã cũng không nên để ổng đến đó.
    A`! Có một cái get away thú vị là đi ocean cruise. Từ Singapore, bạn có thể đi đến Bali (một hòn đảo tuyệt đẹp ở Indonesia), eo biển Malacca, etc. Có rất nhiều tour để cho bạn chọn cho phù hợp với túi tiền của mình.
    Chúc các bạn vui vẻ!
    .
    -----------------------------------
    Been There - Done That
    but still keep this as the top priority...
    [​IMG]
    Được netwalker sửa chữa / chuyển vào 09:06 ngày 10/09/2003
  3. netwalker

    netwalker Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/04/2003
    Bài viết:
    3.785
    Đã được thích:
    0
    Thấy các bạn ở đây hay đi du lịch Đông Nam Á, tôi sẽ post bài đầu tiên so sánh Hong Kong và Singapore. Bởi vì tôi sống và làm việc ở đây cho nên có thể cách nhìn của tôi như là một người địa phương (local) hơn là dân du lịch (tourist). Nếu các bạn có thắc mắc hoặc muốn biết về điều gì hãy nói lên nhé.
    ======================================
    Singapore vs Hong Kong
    Bài viết này tôi lấy từ bài trả lời một du học sinh khác muốn biết sự khác biệt giữa Hong Kong và Singapore. Lúc đó tôi viết rất ngắn gọn. Sau này nếu có dịp tôi sẽ viết lại sâu hơn.
    Người ta vẫn thưòng nói Hong Kong và Singapore là 2 thuộc địa của Anh, dân chúng ở đây phần lớn là nói tiếng Anh. Điều đó chỉ đúng với Singapore, ngôn ngữ phổ thông ở Singapore là tiếng Anh ( ngôn ngữ chính thức là Malay). Ở Hong Kong bạn phải nói tiếng Quảng Đông (Cantonese), tất nhiên cũng có một số người biết tiếng Anh nhưng ít hơn Singapore nhiều.
    Singapore
    Mười năm trước đây, Singapore rất nghiêm khắc. Các bạn hay nghe thấy chuyện phạt, nick name của Singapore là Fine City (vừa có nghĩa là đẹp , vừa có nghĩa là cẩn thận không bị phạt, "nhạy cảm" mà ). Dân ngoại quốc đi làm ở Sing (expatriate) nhất là thanh niên mà phấn lớn thanh niên mới ra trường ở Mỹ, Canada thích đi làm expat để lấy kinh nghiệm sau đó về cố hương mới nhanh lên chức, hơn nữa những hợp đồng làm việc ở ngoại quốc (oversea offer package) rất hấp dẫn. Chúng tôi thường rủ nhau đi Thailand, Bali của Indo để ăn chơi, hưởng thụ để giảm stress (escape to get some fresh air). Lúc đó, Singapore là trung tâm tài chính, thương mại của Đông Nam Á nhưng lại không có chỗ chơi vì luật lệ ngặt nghèo quá. Tôi nhớ rằng cho đến tận thời điểm 1995, mấy người bạn tôi từ Canada sang, tôi dắt đi chơi đã bị từ chối không cho vào Shangrila Night Club vì mặc quần jeans. Bạn phải mắc quần âu hoặc com-lê (suits) mới đưọc vào.
    Thanh niên như chúng ta sẽ luôn cảm thấy không khí ngột ngạt bao trùm bởi các loại cấm đoán , luật lệ. Believe it or not but it''''s true. Khu Geylang ngày đó cũng không có sầm uất công khai như bây giờ.
    HongKong
    Trước thời điểm 1997, Hong Kong đúng là thiên đường của giới trẻ. Ở đây, đúng là tự do thái quá luôn. Ở bên Kowloon, còn có khách sạn Hà Nội và khách sạn Hải phòng. Hong Kong rất vui và loạn. Buổi tối lên đỉnh Victoria nhìn xuống thành phố HongKong đẹp tuyệt vời, nếu mời bạn gái ăn tối ở đây một lần cũng là một kỷ niệm đáng nhớ lắm. Đi mua sắm ở HongKong khỏi nói, hàng hoá nhiều vô kể, nhiều thứ đẹp và rẻ. Có các khu mua sắm đông vui và nhộn nhịp như Kim Sao Chổi ( tsin sha tsui) bên Tân Giới ( New Territory), khu shoping Sogo, và các khu mua sắm ở bên Victoria Island ( or Hong Kong Island), tối đến có thể đi chợ đêm Mongkok bên Tân giới cũng vui, có thể ngồi gặm chân gà nướng giống ở Việt nam. À, cũng có cả chuyện cảnh sát đuổi người bán hàng rong như phở vỉa hè Nguyễn Du. Có lần chúng tôi ăn canh đậu hũ (một loại canh cải nấu đậu phủ nhưng loại mịn và trong như tào phớ ở Việt nam rất ngon và mát) bị cảnh sát Hong Kong [​IMG]đến xua đuổi mà dân Hong Kong cũng chỉ việc bê bát đứng sát vào tường hoặc chui vào mấy cái của hàng quanh đấy đứng ăn tiếp[​IMG].
    Cạnh tranh giữa Hong Kong và Singapore
    Kể từ sau sự kiện Hong Kong trả về Trung Quốc, Chính Phủ Singapore nới lỏng rất nhiều luật lệ để thu hút các doanh nghiệp chuyển đến Sing, tạo tính canh tranh với Canada, Úc và một số nước khác.
    Sau này khi chững chạc hơn, tôi lại thích Singapore. Singapore cho tôi nhiều ấn tượng tốt như thành phố sạch nhất trong những nơi mà tôi từng đến, trình độ văn hoá dân trí cao. Là một đất nước đa chủng tộc, đa văn hoá, đa ngôn ngữ nhưng các công đồng sắc tộc cùng chung sống rất hoà bình. Bạn có thể dễ dáng thấy một đám em nhỏ đủ các sắc tộc như Malay, Chinese, Indian, Indo, etc, đang chơi đùa với nhau rất chan hoà ở một góc công viên nào đó hoặc tay nắm tay đi trên đường phố. Singapore tiếp thu được rất nhiều cái hay của phương Tây nhưng vẫn duy trì được những bản sắc đẹp đẽ của phương Đông. Đúng là nơi mà East meet West.
    Các bạn trẻ đừng có đi ra khu Orchard Blvd shopping nhiều quá mà nhanh hết tiền nghe. Cũng đừng có tò mò đến nghiên cứu xem Geylang là khu gì ha. Nếu có đi cùng ông xã cũng không nên để ổng đến đó.
    A`! Có một cái get away thú vị là đi ocean cruise. Từ Singapore, bạn có thể đi đến Bali (một hòn đảo tuyệt đẹp ở Indonesia), eo biển Malacca, etc. Có rất nhiều tour để cho bạn chọn cho phù hợp với túi tiền của mình.
    Chúc các bạn vui vẻ!
    .
    -----------------------------------
    Been There - Done That
    but still keep this as the top priority...
    [​IMG]
    Được netwalker sửa chữa / chuyển vào 09:06 ngày 10/09/2003
  4. Kenzo-girl

    Kenzo-girl Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/01/2003
    Bài viết:
    1.355
    Đã được thích:
    0
    Kenzo xin phép được tập hợp mọi bài viết ghi lại kỉ niệm về những chuyến đi của mọi người vào đây nhé...
    CHUYỆN TÙNG VÀ TCHÚ-Backpacker.
    Hồi đó là vào khoảng đầu năm 97, ra Tết cũng phải được mươi hai mươi ngày. Năm nay ăn tết Hà Nội, chơi dữ mà tiêu cũng dữ. Chơi hoài rồi lại buồn sao mà đời nhạt nhẽo vô vị thế này, giống như rượu vào cổ họng thấy cay cay lúc tỉnh rượu lại thấy mồm miệng nhạt thếch. Beb béo thằng bạn Pháp thân nhất ngoài HN rủ đi Sapa chơi với mấy con nhỏ y tá thực tập BV Việt Đức. Ừ thì đi. Đút mấy trăm nghìn trong túi rồi khoác ba lô lên đường. Ra tới ga rồi mới thấy thằng béo lò dò ra bảo bị đau bụng không đi được, tết nhất nhồi cho lắm vào rồi kêu. Hắn dúi vào tay mình hai cục tròn tròn bằng ngón tay út bảo mang lên Sapa tặng hai em Mèo tên là Tùng và Tchú. "Cứ ra chợ hỏi bọn Mèo bán đồ lưu niệm là ra". Lên tàu giở ra mới thấy hai lọ échantillon nước hoa bé bằng cái lỗ mũi. Chết chửa, thằng này loạng quạng không khéo rồi thành tông dật. Mà mấy lần đi với nó lên Sapa có thấy thậm thà thậm thụt em út em iếc gì đâu.
    Tối hôm sau, Sapa mưa phùn thối trời thối đất. Mấy em y tá chắc cũng ngán ngẩm cho cái thời tiết liền gọi rượu ra uống. Uống chán rồi mắt hấp ha hấp háy đòi đi ngủ. Thôi đi các mợ, hết giờ thực tập rồi nhé, các mợ chuối tây đã chán mà chuối ta chắc cũng đã từng. Bỏ lại tiếng ồn ào sau lưng, tôi bước chân ra hè định làm một vòng quanh chợ. Ánh đèn cao áp đỏ quạch trong làn sương mù hắt vài tia sáng yếu ớt xuống hiên chợ ướt đẫm mưa. Chỗ đó túm tụm dăm sáu đứa con gái Mèo, cả bọn đứng yên lặng nhìn ra mưa. Hôm nay thưa khách thế này chắc tụi nó cũng buồn. Chẳng đứa nào thèm ném con mắt về phía cái thằng tôi đang tiến lại gần. Nghe thấy tôi hỏi tên, hai đứa tách khỏi bọn rồi nhìn tôi bằng con mắt dò xét. Giời ạ, hai đứa bé tí chỉ khoảng 13-14 tuổi đứng co ro trước mặt tôi. Vò cho nóng hai lọ nước hoa trong lòng bàn tay rồi cố nở nụ cười thân thiện nhất, tôi mới giải thích cho chung nó biết lí do tôi đến đây. Cả bọn tỏ ra hoạt bát hẳn, những ánh mắt nghi kị tắt dần trên khuôn mặt non choẹt của chúng. Nói chuyện một lúc, Tùng và Tchú mạnh dạn kéo tay tôi đi "uốn cái gề đi" trong tiếng cười trêu chọc của lũ bạn.
    Tùng 14 tuổi có khuôn mặt khá thanh tú nếu không muốn nói là đẹp. Cô bé dáng người cao hơn hẳn chúng bạn, ở cô đã sớm thấy nét dịu dàng của một cô gái mới lớn. Cô ít nói thường lẳng lặng ngồi nghe tôi và Tchú nói chuyện. Tuy nhiên chính vẻ thâm trầm ấy lại lôi cuốn người khác, thỉnh thoảng tôi lại ném một cái nhìn kín đáo về phía cô. Tùng biết bập bẹ dăm câu tiếng Pháp còn Tchú thì nói rất thông thạo tiếng Anh, tôi thậm chí còn thấy ngượng cho cái vốn tiếng Anh ít ỏi của mình. Trong câu chuyện tôi mới biết hai cô bé chưa từng đặt chân tới lớp học, không biết mặt cái chữ tròn méo như thế nào. Bái phục trí thông minh của tụi con gái Mèo bán đồ ngoài chợ. Chỉ nghe Făng kí ( tây ) nói mà nói được như Făng kí.
    Tú 13 tuổi thì ngược lại hoàn toàn với Tùng. Cô bé loắt choắt, vẻ ngoài láu lỉnh như chú chuột nhắt. Cô nói liến thoắng về đủ thứ chuyện, nhiều nhất vẫn là thằng bạn Beb béo của tôi. Cô bảo đã biết tên tôi từ năm ngoái do Beb kể. Nghe chuyện của cô, tôi thấy rất buồn cười nhất là ngữ điệu líu lo như trẻ con nghe rất dễ thương.
    Chuyện chán, hai cô bé rút khèn môi ra thổi. Tiếng khèn nghe đùng đục âm hưởng kì lạ như muốn len lỏi vào tận đáy lòng người nghe. Đến giờ tôi vẫn còn cảm giác gai gai người khi nhớ tới tiếng khèn đó như thấy một cơn gió lạnh thổi tràn qua tấm liếp và phả cái hơi giá vào mặt. Tàn đêm, hai cô bé buộc vào cổ tay tôi nào dây nào rợ, rồi lại cả mấy chiếc vòng đồng trang trí đơn sơ. Tùng đặt vào tay tôi chiếc khèn môi mà cô thổi vừa nãy. Tôi vội vàng lục túi tìm tiền lẻ, hai cô bé lườm tôi đầy trách móc rồi ù té chạy về phía chợ. Tôi bâng khuâng ra về lòng thấy bồi hồi vì sự phóng khoáng của người H''''''''''''''''Mông. Ngày hôm nay hai em bán được mấy món đồ mà chơi sang thế này. (Đến bây giờ chợ Sapa vẫn còn nhiều người H''''''''''''''''mông bán đồ, nhưng vẻ hồn nhiên trong sáng cùng nét hiếu khách phóng khoáng thì đã bị thương mại hoá đi nhiều)
    Sáng hôm sau trời nắng đẹp, tôi rủ mấy em y tá về nhà Tùng chơi. Bản Tùng xa tận Tả Giàng Phìn, nằm chơi vơi trong một thung lũng hẹp. Cả nhà Tùng đón chúng tôi thật nồng ấm, tôi đi các bản H''''''''''''''''mông đã nhiều mà chưa thấy ở đâu có sự đón tiếp như ở đây. Chúng tôi tự nấu cơm rồi ăn luôn với gia đình. Tội nghiệp bố mẹ tùng chưa bao giờ thấy cá hồi đóng hộp như thế nào. Chúng tôi thích chí cười bể bụng.
    Năm tháng trôi đi, mỗi khi có dịp lên Sapa tôi lại tìm gặp Tùng và Tchú. Có lần tôi đến tìm hai em đúng dịp chợ phiên, hai em đi chơi với chúng bạn đến khuya báo hại tôi chờ đến hết cả hơi. Lúc về Tchú bô bô kể chuyện Tùng bị mất cái áo để trong tủ, thế là có người đã để ý đến Tùng rồi đấy. Người ta rình lúc Tùng đi bán đồ lấy mất hồn em đi rồi. Tôi và Tchú cứ chọc Tùng mãi làm em ngượng đỏ mặt. Bất chợt tôi liếc nhìn Tùng và thấy em đã thực sự là một cô gái rồi. Cả Tchú cũng thế, hai đứa lớn phổng lên và bắt đầu biết đỏm dáng như ai. Ờ nhỉ chúng nó cũng 15-16 rồi. Thế là đã hai năm kể từ khi chúng tôi quen nhau.
    Có lần tôi đang ở Hà nội thì Tchú gọi điện bảo lên khách sạn gặp em. Lạ quá tôi liền tìm tới một khách sạn nhỏ trong khu phố cổ thì gặp em. Thì ra có một đôi vợ chồng người Mỹ tốt bụng đã nhận bảo trợ cho em rồi đưa em về Hà nội chơi một lần cho biết. Nhìn Tchú xúng xính trong bộ quần áo Hanosimex mà tôi không nín được cười. Chiều hôm đó tôi làm xe ôm chở em đi chơi lăng Bác rồi đi ăn kem Tràng tiền. Cô bé hớn hở nói liến thoắng như chưa từng được nói. Nghe Tchú kể chuyện thì Tùng lấy chồng rồi, chính là thủ phạm lấy cắp áo của Tùng dạo nọ. Tôi bỗng thấy tiếc cho tuổi trẻ của em trôi đi nhàn nhạt như bao cô gái Mèo khác trong cái bản heo hút ấy. Không biết em có thấy tiếc khi mà Tchú được đi chơi Hà nội trong khi em chỉ được nghe thấy trên tivi. Tchú vẫn hồn nhiên kể hai đứa yêu nhau lắm, hàng ngày đưa nhau lên núi trồng ngô trồng sắn. Được cái thằng Xảo cũng yêu vợ lắm. Tôi nửa đùa nửa thật hỏi Tchú đã muốn lấy chồng chưa, em bỗng làm mặt nghiêm túc bảo em sẽ học xong hết cấp 3 rồi học tiếp lớp sư phạm. Rồi em sẽ làm cô giáo và lấy chồng. Nhìn mặt nghiêm trọng của em mà tôi suýt phì cười.
    Sau chuyến về Hà nội ấy, Tchú đi học trường dân tộc nội trú, còn tôi bận bịu công việc cũng không gặp hai em nữa. Bẵng đi mất 2 năm tôi tình cờ gặp lại Tchú ở Sapa. Tchú vẫn thế hàng ngày đi học. Còn Tùng, bằng một giọng buồn buồn, Tchú báo với tôi rằng chồng Tùng đã tự tử chết được hơn tháng rồi. Sao vậy, em tôi chưa tròn 18 tuổi đã goá chồng. Chuyện là thế này: chồng Tùng ghen khủng khiếp "cũng vì yêu quá đấy mà thôi". Từ ngày lấy chồng, chồng Tùng giữ riệt lấy em ở bản không cho đi đâu cả, đi chợ lại càng cấm tiệt. Nhiều lúc nhớ chị nhớ em ở chợ, Tùng chỉ biết nhắn Tchú về nhà Tùng chơi. Khổ nỗi ánh đèn đỏ quạch bên hiên chợ có một sức hấp dẫn ghê người. Tùng nhớ những đêm hát hò vui vẻ, những tháng ngày "tiêu dao". Nhớ những buổi nói chuyện với khách du lịch, những ông tây bà đầm đến từ những xứ sở xa lạ. Những người ấy không nhìn em với con mắt miệt thị theo kiểu hắt hủi "cái con Mèo bẩn thỉu đầy chấy rận này" của lũ dân Kinh ngoài thị trấn. Ở bản đây, đàn ông thì không bước chân ra khỏi cánh đồi, đàn bà thì thậm chí không qua khỏi cái vườn sắn. Không ai hiểu em hết, không ai biết cái ước vọng cháy bỏng trong em: đi chợ. Em muốn bước ra khỏi cuộc sống tù túng này, em muốn là người đi tiên phong để các cô các chị trong bản thấy có nhiều cách để thay đổi cái cuộc đời tối tăm này. Cái cuộc đời mà người đàn bà H''''''''''''''''mông đã chịu đựng hàng trăm năm nay rồi.
    Trưa hôm đó lúc chồng còn trên nương, Tùng lấy hết can đảm thu gom mấy xếp thổ cẩm mà Tùng chịu khó đan thêu từ mấy tháng trước, Tùng nhắm hướng chợ thẳng bước. Buổi tối Tùng thấy vui vì bán được hàng, trước khi về bản em còn ghé qua quầy rượu mua cho chồng một chai rượu ngon. Tới đầu bản em đã thấy xôn xao tiếng người nói gọi nhau í ới thằng Xảo nó ăn lá ngón tự tử rồi. Chai rượu vỡ tung toé dưới chân mà Tùng cũng không biết. Nhiều ngày sau đó Tùng sống lặng lẽ như cái bóng dưới mái nhà bố mẹ chồng. Em đã khóc rất nhiều trong những lời đay nghiến của bà mẹ chồng :"Mày là con ma trong nhà tao ..." Cái giá quá đắt cho một ước muốn dũng cảm. Tôi bỗng thấy lòng mình se lại, cả buổi chiều hôm ấy tôi và Tchú ngồi không ai nói với ai câu nào.
    Chuyện cũng lâu rồi, tôi nghe nói Tùng bây giờ lấy anh trai của Tchú, hai người sống với nhau rất hạnh phúc. Anh trai Tchú đủ dũng cảm để lấy một người đã qua một đời chồng, chắc cũng sẽ đủ dũng cảm để đem lại hạnh phúc cho em. Chỉ có điều tôi không thấy bóng em ở chợ nữa.
    Được kenzo-girl sửa chữa / chuyển vào 11:28 ngày 10/09/2003
  5. Kenzo-girl

    Kenzo-girl Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/01/2003
    Bài viết:
    1.355
    Đã được thích:
    0
    Kenzo xin phép được tập hợp mọi bài viết ghi lại kỉ niệm về những chuyến đi của mọi người vào đây nhé...
    CHUYỆN TÙNG VÀ TCHÚ-Backpacker.
    Hồi đó là vào khoảng đầu năm 97, ra Tết cũng phải được mươi hai mươi ngày. Năm nay ăn tết Hà Nội, chơi dữ mà tiêu cũng dữ. Chơi hoài rồi lại buồn sao mà đời nhạt nhẽo vô vị thế này, giống như rượu vào cổ họng thấy cay cay lúc tỉnh rượu lại thấy mồm miệng nhạt thếch. Beb béo thằng bạn Pháp thân nhất ngoài HN rủ đi Sapa chơi với mấy con nhỏ y tá thực tập BV Việt Đức. Ừ thì đi. Đút mấy trăm nghìn trong túi rồi khoác ba lô lên đường. Ra tới ga rồi mới thấy thằng béo lò dò ra bảo bị đau bụng không đi được, tết nhất nhồi cho lắm vào rồi kêu. Hắn dúi vào tay mình hai cục tròn tròn bằng ngón tay út bảo mang lên Sapa tặng hai em Mèo tên là Tùng và Tchú. "Cứ ra chợ hỏi bọn Mèo bán đồ lưu niệm là ra". Lên tàu giở ra mới thấy hai lọ échantillon nước hoa bé bằng cái lỗ mũi. Chết chửa, thằng này loạng quạng không khéo rồi thành tông dật. Mà mấy lần đi với nó lên Sapa có thấy thậm thà thậm thụt em út em iếc gì đâu.
    Tối hôm sau, Sapa mưa phùn thối trời thối đất. Mấy em y tá chắc cũng ngán ngẩm cho cái thời tiết liền gọi rượu ra uống. Uống chán rồi mắt hấp ha hấp háy đòi đi ngủ. Thôi đi các mợ, hết giờ thực tập rồi nhé, các mợ chuối tây đã chán mà chuối ta chắc cũng đã từng. Bỏ lại tiếng ồn ào sau lưng, tôi bước chân ra hè định làm một vòng quanh chợ. Ánh đèn cao áp đỏ quạch trong làn sương mù hắt vài tia sáng yếu ớt xuống hiên chợ ướt đẫm mưa. Chỗ đó túm tụm dăm sáu đứa con gái Mèo, cả bọn đứng yên lặng nhìn ra mưa. Hôm nay thưa khách thế này chắc tụi nó cũng buồn. Chẳng đứa nào thèm ném con mắt về phía cái thằng tôi đang tiến lại gần. Nghe thấy tôi hỏi tên, hai đứa tách khỏi bọn rồi nhìn tôi bằng con mắt dò xét. Giời ạ, hai đứa bé tí chỉ khoảng 13-14 tuổi đứng co ro trước mặt tôi. Vò cho nóng hai lọ nước hoa trong lòng bàn tay rồi cố nở nụ cười thân thiện nhất, tôi mới giải thích cho chung nó biết lí do tôi đến đây. Cả bọn tỏ ra hoạt bát hẳn, những ánh mắt nghi kị tắt dần trên khuôn mặt non choẹt của chúng. Nói chuyện một lúc, Tùng và Tchú mạnh dạn kéo tay tôi đi "uốn cái gề đi" trong tiếng cười trêu chọc của lũ bạn.
    Tùng 14 tuổi có khuôn mặt khá thanh tú nếu không muốn nói là đẹp. Cô bé dáng người cao hơn hẳn chúng bạn, ở cô đã sớm thấy nét dịu dàng của một cô gái mới lớn. Cô ít nói thường lẳng lặng ngồi nghe tôi và Tchú nói chuyện. Tuy nhiên chính vẻ thâm trầm ấy lại lôi cuốn người khác, thỉnh thoảng tôi lại ném một cái nhìn kín đáo về phía cô. Tùng biết bập bẹ dăm câu tiếng Pháp còn Tchú thì nói rất thông thạo tiếng Anh, tôi thậm chí còn thấy ngượng cho cái vốn tiếng Anh ít ỏi của mình. Trong câu chuyện tôi mới biết hai cô bé chưa từng đặt chân tới lớp học, không biết mặt cái chữ tròn méo như thế nào. Bái phục trí thông minh của tụi con gái Mèo bán đồ ngoài chợ. Chỉ nghe Făng kí ( tây ) nói mà nói được như Făng kí.
    Tú 13 tuổi thì ngược lại hoàn toàn với Tùng. Cô bé loắt choắt, vẻ ngoài láu lỉnh như chú chuột nhắt. Cô nói liến thoắng về đủ thứ chuyện, nhiều nhất vẫn là thằng bạn Beb béo của tôi. Cô bảo đã biết tên tôi từ năm ngoái do Beb kể. Nghe chuyện của cô, tôi thấy rất buồn cười nhất là ngữ điệu líu lo như trẻ con nghe rất dễ thương.
    Chuyện chán, hai cô bé rút khèn môi ra thổi. Tiếng khèn nghe đùng đục âm hưởng kì lạ như muốn len lỏi vào tận đáy lòng người nghe. Đến giờ tôi vẫn còn cảm giác gai gai người khi nhớ tới tiếng khèn đó như thấy một cơn gió lạnh thổi tràn qua tấm liếp và phả cái hơi giá vào mặt. Tàn đêm, hai cô bé buộc vào cổ tay tôi nào dây nào rợ, rồi lại cả mấy chiếc vòng đồng trang trí đơn sơ. Tùng đặt vào tay tôi chiếc khèn môi mà cô thổi vừa nãy. Tôi vội vàng lục túi tìm tiền lẻ, hai cô bé lườm tôi đầy trách móc rồi ù té chạy về phía chợ. Tôi bâng khuâng ra về lòng thấy bồi hồi vì sự phóng khoáng của người H''''''''''''''''Mông. Ngày hôm nay hai em bán được mấy món đồ mà chơi sang thế này. (Đến bây giờ chợ Sapa vẫn còn nhiều người H''''''''''''''''mông bán đồ, nhưng vẻ hồn nhiên trong sáng cùng nét hiếu khách phóng khoáng thì đã bị thương mại hoá đi nhiều)
    Sáng hôm sau trời nắng đẹp, tôi rủ mấy em y tá về nhà Tùng chơi. Bản Tùng xa tận Tả Giàng Phìn, nằm chơi vơi trong một thung lũng hẹp. Cả nhà Tùng đón chúng tôi thật nồng ấm, tôi đi các bản H''''''''''''''''mông đã nhiều mà chưa thấy ở đâu có sự đón tiếp như ở đây. Chúng tôi tự nấu cơm rồi ăn luôn với gia đình. Tội nghiệp bố mẹ tùng chưa bao giờ thấy cá hồi đóng hộp như thế nào. Chúng tôi thích chí cười bể bụng.
    Năm tháng trôi đi, mỗi khi có dịp lên Sapa tôi lại tìm gặp Tùng và Tchú. Có lần tôi đến tìm hai em đúng dịp chợ phiên, hai em đi chơi với chúng bạn đến khuya báo hại tôi chờ đến hết cả hơi. Lúc về Tchú bô bô kể chuyện Tùng bị mất cái áo để trong tủ, thế là có người đã để ý đến Tùng rồi đấy. Người ta rình lúc Tùng đi bán đồ lấy mất hồn em đi rồi. Tôi và Tchú cứ chọc Tùng mãi làm em ngượng đỏ mặt. Bất chợt tôi liếc nhìn Tùng và thấy em đã thực sự là một cô gái rồi. Cả Tchú cũng thế, hai đứa lớn phổng lên và bắt đầu biết đỏm dáng như ai. Ờ nhỉ chúng nó cũng 15-16 rồi. Thế là đã hai năm kể từ khi chúng tôi quen nhau.
    Có lần tôi đang ở Hà nội thì Tchú gọi điện bảo lên khách sạn gặp em. Lạ quá tôi liền tìm tới một khách sạn nhỏ trong khu phố cổ thì gặp em. Thì ra có một đôi vợ chồng người Mỹ tốt bụng đã nhận bảo trợ cho em rồi đưa em về Hà nội chơi một lần cho biết. Nhìn Tchú xúng xính trong bộ quần áo Hanosimex mà tôi không nín được cười. Chiều hôm đó tôi làm xe ôm chở em đi chơi lăng Bác rồi đi ăn kem Tràng tiền. Cô bé hớn hở nói liến thoắng như chưa từng được nói. Nghe Tchú kể chuyện thì Tùng lấy chồng rồi, chính là thủ phạm lấy cắp áo của Tùng dạo nọ. Tôi bỗng thấy tiếc cho tuổi trẻ của em trôi đi nhàn nhạt như bao cô gái Mèo khác trong cái bản heo hút ấy. Không biết em có thấy tiếc khi mà Tchú được đi chơi Hà nội trong khi em chỉ được nghe thấy trên tivi. Tchú vẫn hồn nhiên kể hai đứa yêu nhau lắm, hàng ngày đưa nhau lên núi trồng ngô trồng sắn. Được cái thằng Xảo cũng yêu vợ lắm. Tôi nửa đùa nửa thật hỏi Tchú đã muốn lấy chồng chưa, em bỗng làm mặt nghiêm túc bảo em sẽ học xong hết cấp 3 rồi học tiếp lớp sư phạm. Rồi em sẽ làm cô giáo và lấy chồng. Nhìn mặt nghiêm trọng của em mà tôi suýt phì cười.
    Sau chuyến về Hà nội ấy, Tchú đi học trường dân tộc nội trú, còn tôi bận bịu công việc cũng không gặp hai em nữa. Bẵng đi mất 2 năm tôi tình cờ gặp lại Tchú ở Sapa. Tchú vẫn thế hàng ngày đi học. Còn Tùng, bằng một giọng buồn buồn, Tchú báo với tôi rằng chồng Tùng đã tự tử chết được hơn tháng rồi. Sao vậy, em tôi chưa tròn 18 tuổi đã goá chồng. Chuyện là thế này: chồng Tùng ghen khủng khiếp "cũng vì yêu quá đấy mà thôi". Từ ngày lấy chồng, chồng Tùng giữ riệt lấy em ở bản không cho đi đâu cả, đi chợ lại càng cấm tiệt. Nhiều lúc nhớ chị nhớ em ở chợ, Tùng chỉ biết nhắn Tchú về nhà Tùng chơi. Khổ nỗi ánh đèn đỏ quạch bên hiên chợ có một sức hấp dẫn ghê người. Tùng nhớ những đêm hát hò vui vẻ, những tháng ngày "tiêu dao". Nhớ những buổi nói chuyện với khách du lịch, những ông tây bà đầm đến từ những xứ sở xa lạ. Những người ấy không nhìn em với con mắt miệt thị theo kiểu hắt hủi "cái con Mèo bẩn thỉu đầy chấy rận này" của lũ dân Kinh ngoài thị trấn. Ở bản đây, đàn ông thì không bước chân ra khỏi cánh đồi, đàn bà thì thậm chí không qua khỏi cái vườn sắn. Không ai hiểu em hết, không ai biết cái ước vọng cháy bỏng trong em: đi chợ. Em muốn bước ra khỏi cuộc sống tù túng này, em muốn là người đi tiên phong để các cô các chị trong bản thấy có nhiều cách để thay đổi cái cuộc đời tối tăm này. Cái cuộc đời mà người đàn bà H''''''''''''''''mông đã chịu đựng hàng trăm năm nay rồi.
    Trưa hôm đó lúc chồng còn trên nương, Tùng lấy hết can đảm thu gom mấy xếp thổ cẩm mà Tùng chịu khó đan thêu từ mấy tháng trước, Tùng nhắm hướng chợ thẳng bước. Buổi tối Tùng thấy vui vì bán được hàng, trước khi về bản em còn ghé qua quầy rượu mua cho chồng một chai rượu ngon. Tới đầu bản em đã thấy xôn xao tiếng người nói gọi nhau í ới thằng Xảo nó ăn lá ngón tự tử rồi. Chai rượu vỡ tung toé dưới chân mà Tùng cũng không biết. Nhiều ngày sau đó Tùng sống lặng lẽ như cái bóng dưới mái nhà bố mẹ chồng. Em đã khóc rất nhiều trong những lời đay nghiến của bà mẹ chồng :"Mày là con ma trong nhà tao ..." Cái giá quá đắt cho một ước muốn dũng cảm. Tôi bỗng thấy lòng mình se lại, cả buổi chiều hôm ấy tôi và Tchú ngồi không ai nói với ai câu nào.
    Chuyện cũng lâu rồi, tôi nghe nói Tùng bây giờ lấy anh trai của Tchú, hai người sống với nhau rất hạnh phúc. Anh trai Tchú đủ dũng cảm để lấy một người đã qua một đời chồng, chắc cũng sẽ đủ dũng cảm để đem lại hạnh phúc cho em. Chỉ có điều tôi không thấy bóng em ở chợ nữa.
    Được kenzo-girl sửa chữa / chuyển vào 11:28 ngày 10/09/2003
  6. Kenzo-girl

    Kenzo-girl Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/01/2003
    Bài viết:
    1.355
    Đã được thích:
    0
    ĐÓN TẾT Ở SIMACAI-Caoson
    Anh bạn ADVENTURERHANOI gọi điện :" này bác CAO SƠN, mệt mỏi quá, tù túng quá, " không gia đình" toàn tập đi!". Tôi Ok một cách hào hứng .
    Những người còn son rỗi, đón tết ở nhà hay ở đâu đó trên quả đất này là chuyện không khó. Đối với tôi, tuy là thằng hay đi, nhưng tết nhất thế này, bỏ vợ bỏ con ở nhà là chuyện khó. Tìm lúc thuận lợi tôi bảo với mấy đứa con:" Tết này thầy đi vắng. Thằng Cả cấm cướp tiền mừng tuổi của con Gái . Mấy đứa ở nhà thay thầy giúp mẹ chúng mày chuẩn bị tết nhé". Vợ tôi đang ngồi gói bánh chưng trong bếp, nghe thấy, hỏi vọng :" Thầy nó lại đi a? mà đi đâu thế? năm hết tết đến rồi". Tôi bảo" lên mạn ngược".
    Tôi gọi thêm mấy người đồng hành. Cô gái đi cùng chuyến Khau Vai dạo nọ không tham gia được. Ngoài tôi và bác AD, còn hai kẻ chán đời khác. Một kẻ là Hiệu trưởng của một trường dạy nghề. Vốn ham thơ phú, thích Nguyễn Tuân, nhưng lại sợ vợ. Từ ngày kết giao với tôi, chợt nhận ra chân lý đơn giản" Vợ là cái nợ đời". Kẻ kia thì làm GĐ một công ty trong lĩnh vực CNTT. Đang bị Thuế đì. Chán! Cũng muốn thoát cái cảnh" Cơm, Áo, Gạo, Tiền"
    Vợ tôi xếp cho mấy cái bánh chưng, khúc giò, ngậm ngùi bảo:" Thầy nó đi cẩn thận. Ngày tư ngày tết, hàng quán không có đâu. Đói thì khổ." Tôi bảo:" Nguời xưa tiêu dao chỉ có thanh kiếm với cái tiêu. Đọc thơ, múa kiếm, uống rượu. Tôi chả thấy nói đến ăn bánh chưng với ăn giò bao giờ cả." Vợ tôi nguýt một cái rõ dài" Đói rã họng ra đấy còn múa kiếm với đọc thơ. Thầy nó điên nặng quá!".
    Sáng sớm 30 tết. Chúng tôi khởi hành. Trời hanh hanh lạnh. Đường phố thưa thớt người đi lai. Trên xe có 4 người. Tôi cầm lái. 3 thằng kia đang hô hố há há kể cho nhau nghe làm sao để lừa vợ lừa con đi chuyến này. Ông hiệu trưởng yêu thơ ngân nga" Lấy gió làm lời, cây rừng làm nhạc. Ta hát vang bài Du ca. Lấy mây mù làm giấy, nước sông làm mực. Ta vẽ nên cung đường bất hủ". " Thơ thẩn như c...c". Thằng làm giám đốc lầu bầu rồi rút trong hành trang của mình một chai rượu VODKA :" Làm 1 hớp cho khí thế. Bác tài uống 2 hớp nhé, lái cho lụa".
    Xe đã chạy đến đường cao tốc Thăng long. Hai bên đường, những người bán đào quất đã xếp thành dãy. Thấy bảo đào năm nay mất mùa. Sẽ đắt. Tôi cũng chẳng quan tâm lắm. Hôm nay thư thái, thấy đào đầy ngoài đường. 30 rồi, tý nữa bán không hết thì cho không. Mang về làm gì cho rác nhà. Ông Hiệu trưởng bảo tôi đỗ xe. Ông xuống mua cành đào. Ông bảo" để tao buộc cành đào này lên nóc xe cho nó máu. Tí nữa gặp, mua thêm con gà trống. Vừa đi vừa gáy cho có không khí". Mọi người vỗ tay khen ông có đầu óc thơ ca. Ông hiệu trưởng sướng, cười nhe bộ răng nhưng bừa gẫy. Trông chả ăn nhập gì với tâm hồn thi sỹ! Ông hiệu trưởng như chợt nhớ, hỏi:" mà mình đi đâu nhỉ". Tôi bảo" lên SIMACAI". Ông Hiệu trưởng giở bản đồ, dò dẫm xem SIMACAI nằm ở đâu.
    Chiều hôm đó chúng tôi lên đến Bắc hà. Chị chủ nhà trọ thấy 4 thằng bước xuống xe chạy ra xua tay:" Mấy bố bản, về đi. Qua tết hắng đến. Mọi người nghỉ cả rồi". Chúng tôi không hiểu gì hỏi lai" Hết phòng à?" Đến lượt chị chủ ớ người đứng như phỗng rồi nở nụ cười cầu tài:" Còn chứ, còn chứ. Tôi tưởng các ông lên nhận TV". Mấy thằng nhìn nhau, hoá ra thằng nào cũng mặc quần áo Mèo đen. CHị chủ nhà giải thích tiếp:" Tôi làm ở UBND thị trấn. Nhà nước đang phát không TV cho những bản vùng sâu vùng xa. Trông các anh cứ như bố bản". Chúng tôi à lên một tiếng.
    Tôi và ông Hiệu trưởng ở một phòng. Ông Giám đốc với bác AD ở phòng bên cạnh. Chúng tôi chuyển đồ vào phòng. Cành đào trên nóc xe như gặp bão trái mùa, rụng gần hết hoa. Chúng tôi cho chị chủ nhà làm quà. Trên này người ta vào rừng chặt đào, không có đào cảnh như dưới xuôi. Chị chủ nhà lại hỏi:" các bác là công an à? Cái xác mới tìm thấy bên khe núi bị làm sao thế?" Tôi bảo:" Không, chúng tôi không là công an. Chúng tôi bị rồ."Chị chủ nhà không dám hỏi tiếp, quay mặt đi chỗ khác. Cô con gái chị chủ nhà vừa quét nhà vừa liếc tôi tủm tỉm. Có lẽ ở tuổi 17,18 ( đoán thế), cô ấy hiểu từ " rồ" bao la hơn mẹ cô.
    8h tối. Chúng tôi ra đường. Thị trấn Bắc hà tĩnh lặng. Một vài người dân tộc hối hả bước về nhà cho kịp giao thừa. Chắc bản của họ phía sau rặng núi đằng kia. Đèn đường vàng vọt. Một vài gia đình đang ăn bữa tất niên . Có tiếng cụng ly nhưng không ồn ã như dưới xuôi. Trời lạnh. Tôi xốc lại cổ áo, đội thêm cái mũ, chợt nhớ về cái tết 15 năm trước. Cái tết xa nhà đầu tiên. Năm ấy tôi là lính. Đón tết trên điểm cao 1059, cổng trời Quản bạ, Hà giang. Chiều 30, Tư lệnh đi com măng ca đến chúc tết. Nóc xe cũng buộc một cành đào như xe tôi hôm nay. Có khác, là đào rừng. Giao thừa, có bánh chưng, có kẹo, có rượu, thêm lá cờ và tấm ảnh Bác. Chính trị viên đại đội bắt nhịp bài" Vì nhân dân quên mình". Hát xong thì tôi khóc. Vì nhớ mẹ.
    Lang thang một lúc, tôi chợt nhìn thấy một ngưòi đàn ông đang ngồi trên vỉa hè Tóc dài quá vai, cứng quèo, xù như lông nhím. Quần áo rách nát. Bên cạnh là cái bao tải dứa không rõ có gì bên trong. Người đàn ông đang ngồi ăn bánh chưng. Thanh thản quá!. Tôi chỉ cho mấy người bạn" Đấy, thế mới là giang hồ". Chúng tôi tiến đến. Ngồi xuống. Người đàn ông giấu vội cái bánh vào bao dứa, nuốt vội miếng trong mồm. Nhìn chúng tôi ngờ vực. Tôi bảo:" Tao không cướp bánh của mày đâu, cứ ăn đi. Tao ngồi chơi với mày thôi". Tôi đưa thuốc ra mời. Người đàn ông lấy liền cả bao rồi cất đi. Tôi bảo người đàn ông" Như mày là sướng, chẳng phải lo nghĩ gì". Ông Hiệu trưởng bốc đồng" Hay là hôm nào anh em tổ chức đi ăn xin" Tôi bảo" Tao chưa điên như thế".
    Giao thừa. Chúng tôi về phòng trọ. Bày con gà, cái bánh ra sân. Thắp nén nhang vái trời, đất, ông bà tổ tiên rồi bật rượu uống với nhau. Lúc này, ở nhà, chắc thằng Cả đang kê ghế thắp hương. Nó cũng lớn rồi. Thay tôi làm được khối việc.
    Cô con gái bà chủ chạy ra sân ngồi cùng chúng tôi. Tôi mời một chén. Uống cho hồng má, son môi. Rượu vào, mắt cô bé lúng liếng. Xinh tệ! Ngày xưa, tôi đếm từng ngày đợi tết. Tết tôi có áo mới, được đốt pháo, được mừng tuổi. Giờ già rồi, ngoảnh đi ngoảnh lại đã thấy tết. Thời gian năm xưa chậm hơn thời gian bây giờ. Tôi nói khẽ với cô bé, chẳng ăn nhập gì với không khí giao thừa" Đừng làm người lớn, khổ lắm!". Cô bẽ khẽ nhíu mày, lắc lắc đầu, mắt ươn ướt hỏi tôi" Anh có thích thơ tình không". Tôi bảo không và chỉ sang ông Hiệu trưởng:" Thơ ca thì hỏi ông kia kìa. Nhưng thơ của ông ấy toàn mông với vú thôi". Cô bé cười hinh hích kêu bậy quá rồi chạy vào nhà.
    Sáng mùng 1. Tôi dậy sớm. Đánh thức mọi người. Mặc quần áo mới. Sang chúc tết anh chị chủ nhà rồi đi ra ngoài đường đón xuân. Tết trên này lặng lẽ. Chúng tôi thích thế. Chúng tôi đi tìm người đàn ông đêm qua để mừng tuổi. Chỗ ông ta ngồi chỉ còn chiếc lá bánh và mấy đầu mẩu thuốc lá. Bác AD vác máy ảnh ra chụp cảnh anh em ngồi trên vỉa hè. Gọi là chụp ảnh mừng tuổi. Ông GĐ phàn nàn chán quá, đòi đi vào bản chơi. Tôi bảo" Hôm nay mùng 1, mấy ông làm người ta giông cả năm. Tối nay có Xoè ở đây. Mai mình đi hội."
    Ngày mùng 1 trôi qua lặng lẽ như tôi muốn. Chập tối đã thấy bác AD máy móc đầy người, đứng đợi ở sân. Giục giã mọi người mau mau để xem Xoè. Tôi rủ cô con gái bà chủ đi cùng. Cô ta nghĩ một lúc rồi gật đầu đồng ý.
    Xoè của người Thái. Thanh niên nam nữ vừa múa vừa hát. Cồng chiêng ùm xoẹ. Tôi không hiểu họ hát về cái gì vì không biết tiếng dân tộc. Cô con gái chủ nhà giải thích, bài này cầu mưa thuận gió hoà, bài kia về tình yêu... Bác AD bấm máy lia lịa. Ông GĐ ve vãn cô này một tý, cô kia một lát. Ông Hiệu trưởng cũng nhảy múa. La hét như thằng điên. Vui lắm!
    Xem chán. Múa chán. Mọi người rủ nhau về. Cô con gái chủ nhà cứ nấn ná, ý chừng rủ tôi đi chơi tiếp. Cô đang ở độ tuổi muốn thành người lớn. May tôi là thằng tử tế. Không thì đêm ấy cô ta thành người lớn thật.
    Sáng mùng 2. Chúng tôi lên xe ra khỏi thị trấn Bắc hà. Hai bên đường hoa mận, hoa mơ nở trắng núi trắng rừng. Tôi dừng xe ngắt một cành hoa mận, miệng lẩm bẩm bài hát sến thời quân ngũ:" Nếu anh là chinh nhân, anh hái cánh hoa rừng, ấp ủ những ân tình...". Ông Hiệu trưởng bảo" Đẹp quá, đời người, mấy ai được nhìn thấy cảnh này". Đẹp thật! Hoa trắng rải thành thảm đến cuối chân trời. Tôi chợt nhớ tết năm nào, thời sinh viên, hoa tuyết cũng trắng như thế này.
    Gần trưa chúng tôi đến được lễ hội Xín chải của người Mèo. Hội được tổ chức trên một bãi đất rộng bằng cái sân vận động Hà nội. Họ là người Mèo Hoa. Tôi giật mình. Con gái Mèo ở đây đẹp quá. Tôi đi nhiều, biết nhiều. Chưa bao giờ thấy con gái Mèo đẹp như thế này. Váy đỏ sặc sỡ, da trắng hồng, mắt đen láy. Hội có ném còn, đu tiên, múa giáo, thổi khèn. Các cô người Mèo nhìn chúng tôi lạ lẫm hỏi bằng tiếng Mèo. Tôi cười ngớ ngẩn. Một cô giọng Kinh lơ lớ bảo" Bọn mày ở Lai châu sang chơi à? Sao không nói tiếng mèo" Tôi cười" Tao là người Kinh, quần áo tao mua ở Lai Châu". Tôi nhìn các cô đắm đuối rồi tiếp" Tao thích chúng mày lắm. Lấy tao nhé". Các cô cười phá lên, cấu chí nhau đùn đẩy xem ai sẽ phải lấy tôi.
    Bác AD mải miết chụp ảnh, đấy là niềm đam mê của AD. Ông Hiệu trưởng nhẩy vào hội múa giáo. Ngày xưa ông có tập võ. Tay chân ngứa ngáy không yên. Ông múa máy bài quyền gì đó. Lâu ngày không tập, cơ khớp cứng đờ. Thanh niên Mèo đứng quanh hò reo cổ vũ, ông lại càng hăng. Tôi vội kéo ông ra, bảo:" Ông đừng dại, thằng nào nó cho ông hòn gạch vào đầu thì khốn" Ông cãi lại" ở đây làm gì có gạch" Tôi bảo" thì đá vậy, đá còn nguy hiểm hơn gạch".Buổi trưa, chúng tôi ăn luôn tại hội. Không có thắng cố như thủa nào. Những người đàn bà Mèo bây giờ bán món mì bánh đa thịt lợn. Món này, chắc cao sang hơn thắng cố lại dễ chế biến, bảo quản.
    Thị trấn SIMACAI có hơn chục nóc nhà chạy dọc 2 bên đường. Chúng tôi nghỉ lại đây. Tìm chỗ uống nước. Mấy bà già Mèo bắc ghế ra đường ngồi phơi nắng. Họ im lìm, mắt lim dim như ngồi thiền. Cái thị trấn bỗng nhốn nháo khi xe ô tô chúng tôi đến. Trẻ con chạy túa ra đường, nháo nhác, chỉ trỏ. Mấy chú bộ đội biên phòng trên mỏm đồi bên cạnh cũng chạy ra sân xem. Buồn quá mà.
    Chúng tôi đi tiếp lên Cán cấu dự hội. Về cơ bản cũng giống như ở Xín chài, có thêm cuộc thi bắn nỏ. Lễ hội trên một quả đồi trọc. Phần lớn người ở đây không biết tiếng Kinh. Giao tiếp vô cùng vất vả. Mấy chú cảnh sát trẻ tuổi, thấy chúng tôi bèn hỏi giấy tờ. Chú giải thích rất lịch sự, vì đây là vùng giáp biên, cấm người nước ngoài. Sau khi biết chúng tôi toàn người Việt, chú chúc vui. Chú là người Kinh, mới được điều động lên đây. Chúng tôi hoà mình ngay với lễ hội. Ăn chỗ này một tý, vui chỗ kia một lát, chạy ngược chạy xuôi, thấy mình như trẻ lại 20 tuổi.
    Đêm hôm ấy, vào bản thì xa, chúng tôi ngủ trên xe để mai đi chơi tiếp. Trời lạnh, thi thoảng tôi lại thức giấc, khởi động xe, bật lò sưởi. Ông Hiệu trưởng ngủ mơ, miệng lải nhải cái gì không rõ. Chắc là nhắc lại lời bài hát của người mèo. Tay chân ông cụng cựa, giật giật. À, thì ra là đánh võ.
    Ngày hôm sau. Lịch trình tiếp tục như thế. Chúng tôi muốn đi tìm sự trinh nguyên. Đi đến những nơi còn hoang dã, bản năng, để tạm quên đi cuộc sống hiện tại. Ông Hiệu trưởng lại cao hứng bốc đồng" Hay là bỏ Hà nội lên đây ở" Tôi lại bảo" Tao chưa điên như thế".
    Tối hôm ấy, chúng tôi lại về đến Bắc hà. Chị chủ nhà thông báo:" Tìm ra được thằng giết người rồi. Chém vỡ đầu cướp của rồi vùi xuống khe". Tôi lẩm bẩm " Lại vì tiền ư? Sao không vì tình nhỉ". Nếu vụ án này mà là vì tình, chắc chắn hung thủ sẽ nhận được sự cảm thông của tôi. Cô con gái chủ nhà vui mừng chạy ra đón chúng tôi. Tôi nhìn thấy ánh lửa trong đôi mắt biêng biếc ấy. Buổi tối, cô lại rủ tôi đi chơi. Tôi từ chối. Tôi bảo" Mai bọn anh về rôi" Cô khẽ thở dài" Bao giờ anh lại lên đây". Tôi trả lời không biết và bảo cô vào nhà.
    Sáng hôm sau, chúng tôi về sớm. Cô con gái chủ nhà đã đứng đợi ở xe ô tô. Cô giúi vào tay tôi tờ giấy, bảo là thơ tình. Tôi cười, nhắc lại " đừng làm người lớn, khổ lắm".
    Về đến Yên bái, tôi bật điện thoại di động. Lập tức chuông đổ liên hồi. Tôi hối hận vì đã bật sớm. Đầu dây bên kia có tiếng nói:" Chúc mừng năm mới, chúc năm nay anh ăn nên làm ra bằng 5 bằng 10 năm ngoái". Tôi lẩm bẩm" Lại tiền" rồi ngơ ngác, tiếc nuối hỏi mọi người trên xe" Hết tết rồi à"[
  7. Kenzo-girl

    Kenzo-girl Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/01/2003
    Bài viết:
    1.355
    Đã được thích:
    0
    ĐÓN TẾT Ở SIMACAI-Caoson
    Anh bạn ADVENTURERHANOI gọi điện :" này bác CAO SƠN, mệt mỏi quá, tù túng quá, " không gia đình" toàn tập đi!". Tôi Ok một cách hào hứng .
    Những người còn son rỗi, đón tết ở nhà hay ở đâu đó trên quả đất này là chuyện không khó. Đối với tôi, tuy là thằng hay đi, nhưng tết nhất thế này, bỏ vợ bỏ con ở nhà là chuyện khó. Tìm lúc thuận lợi tôi bảo với mấy đứa con:" Tết này thầy đi vắng. Thằng Cả cấm cướp tiền mừng tuổi của con Gái . Mấy đứa ở nhà thay thầy giúp mẹ chúng mày chuẩn bị tết nhé". Vợ tôi đang ngồi gói bánh chưng trong bếp, nghe thấy, hỏi vọng :" Thầy nó lại đi a? mà đi đâu thế? năm hết tết đến rồi". Tôi bảo" lên mạn ngược".
    Tôi gọi thêm mấy người đồng hành. Cô gái đi cùng chuyến Khau Vai dạo nọ không tham gia được. Ngoài tôi và bác AD, còn hai kẻ chán đời khác. Một kẻ là Hiệu trưởng của một trường dạy nghề. Vốn ham thơ phú, thích Nguyễn Tuân, nhưng lại sợ vợ. Từ ngày kết giao với tôi, chợt nhận ra chân lý đơn giản" Vợ là cái nợ đời". Kẻ kia thì làm GĐ một công ty trong lĩnh vực CNTT. Đang bị Thuế đì. Chán! Cũng muốn thoát cái cảnh" Cơm, Áo, Gạo, Tiền"
    Vợ tôi xếp cho mấy cái bánh chưng, khúc giò, ngậm ngùi bảo:" Thầy nó đi cẩn thận. Ngày tư ngày tết, hàng quán không có đâu. Đói thì khổ." Tôi bảo:" Nguời xưa tiêu dao chỉ có thanh kiếm với cái tiêu. Đọc thơ, múa kiếm, uống rượu. Tôi chả thấy nói đến ăn bánh chưng với ăn giò bao giờ cả." Vợ tôi nguýt một cái rõ dài" Đói rã họng ra đấy còn múa kiếm với đọc thơ. Thầy nó điên nặng quá!".
    Sáng sớm 30 tết. Chúng tôi khởi hành. Trời hanh hanh lạnh. Đường phố thưa thớt người đi lai. Trên xe có 4 người. Tôi cầm lái. 3 thằng kia đang hô hố há há kể cho nhau nghe làm sao để lừa vợ lừa con đi chuyến này. Ông hiệu trưởng yêu thơ ngân nga" Lấy gió làm lời, cây rừng làm nhạc. Ta hát vang bài Du ca. Lấy mây mù làm giấy, nước sông làm mực. Ta vẽ nên cung đường bất hủ". " Thơ thẩn như c...c". Thằng làm giám đốc lầu bầu rồi rút trong hành trang của mình một chai rượu VODKA :" Làm 1 hớp cho khí thế. Bác tài uống 2 hớp nhé, lái cho lụa".
    Xe đã chạy đến đường cao tốc Thăng long. Hai bên đường, những người bán đào quất đã xếp thành dãy. Thấy bảo đào năm nay mất mùa. Sẽ đắt. Tôi cũng chẳng quan tâm lắm. Hôm nay thư thái, thấy đào đầy ngoài đường. 30 rồi, tý nữa bán không hết thì cho không. Mang về làm gì cho rác nhà. Ông Hiệu trưởng bảo tôi đỗ xe. Ông xuống mua cành đào. Ông bảo" để tao buộc cành đào này lên nóc xe cho nó máu. Tí nữa gặp, mua thêm con gà trống. Vừa đi vừa gáy cho có không khí". Mọi người vỗ tay khen ông có đầu óc thơ ca. Ông hiệu trưởng sướng, cười nhe bộ răng nhưng bừa gẫy. Trông chả ăn nhập gì với tâm hồn thi sỹ! Ông hiệu trưởng như chợt nhớ, hỏi:" mà mình đi đâu nhỉ". Tôi bảo" lên SIMACAI". Ông Hiệu trưởng giở bản đồ, dò dẫm xem SIMACAI nằm ở đâu.
    Chiều hôm đó chúng tôi lên đến Bắc hà. Chị chủ nhà trọ thấy 4 thằng bước xuống xe chạy ra xua tay:" Mấy bố bản, về đi. Qua tết hắng đến. Mọi người nghỉ cả rồi". Chúng tôi không hiểu gì hỏi lai" Hết phòng à?" Đến lượt chị chủ ớ người đứng như phỗng rồi nở nụ cười cầu tài:" Còn chứ, còn chứ. Tôi tưởng các ông lên nhận TV". Mấy thằng nhìn nhau, hoá ra thằng nào cũng mặc quần áo Mèo đen. CHị chủ nhà giải thích tiếp:" Tôi làm ở UBND thị trấn. Nhà nước đang phát không TV cho những bản vùng sâu vùng xa. Trông các anh cứ như bố bản". Chúng tôi à lên một tiếng.
    Tôi và ông Hiệu trưởng ở một phòng. Ông Giám đốc với bác AD ở phòng bên cạnh. Chúng tôi chuyển đồ vào phòng. Cành đào trên nóc xe như gặp bão trái mùa, rụng gần hết hoa. Chúng tôi cho chị chủ nhà làm quà. Trên này người ta vào rừng chặt đào, không có đào cảnh như dưới xuôi. Chị chủ nhà lại hỏi:" các bác là công an à? Cái xác mới tìm thấy bên khe núi bị làm sao thế?" Tôi bảo:" Không, chúng tôi không là công an. Chúng tôi bị rồ."Chị chủ nhà không dám hỏi tiếp, quay mặt đi chỗ khác. Cô con gái chị chủ nhà vừa quét nhà vừa liếc tôi tủm tỉm. Có lẽ ở tuổi 17,18 ( đoán thế), cô ấy hiểu từ " rồ" bao la hơn mẹ cô.
    8h tối. Chúng tôi ra đường. Thị trấn Bắc hà tĩnh lặng. Một vài người dân tộc hối hả bước về nhà cho kịp giao thừa. Chắc bản của họ phía sau rặng núi đằng kia. Đèn đường vàng vọt. Một vài gia đình đang ăn bữa tất niên . Có tiếng cụng ly nhưng không ồn ã như dưới xuôi. Trời lạnh. Tôi xốc lại cổ áo, đội thêm cái mũ, chợt nhớ về cái tết 15 năm trước. Cái tết xa nhà đầu tiên. Năm ấy tôi là lính. Đón tết trên điểm cao 1059, cổng trời Quản bạ, Hà giang. Chiều 30, Tư lệnh đi com măng ca đến chúc tết. Nóc xe cũng buộc một cành đào như xe tôi hôm nay. Có khác, là đào rừng. Giao thừa, có bánh chưng, có kẹo, có rượu, thêm lá cờ và tấm ảnh Bác. Chính trị viên đại đội bắt nhịp bài" Vì nhân dân quên mình". Hát xong thì tôi khóc. Vì nhớ mẹ.
    Lang thang một lúc, tôi chợt nhìn thấy một ngưòi đàn ông đang ngồi trên vỉa hè Tóc dài quá vai, cứng quèo, xù như lông nhím. Quần áo rách nát. Bên cạnh là cái bao tải dứa không rõ có gì bên trong. Người đàn ông đang ngồi ăn bánh chưng. Thanh thản quá!. Tôi chỉ cho mấy người bạn" Đấy, thế mới là giang hồ". Chúng tôi tiến đến. Ngồi xuống. Người đàn ông giấu vội cái bánh vào bao dứa, nuốt vội miếng trong mồm. Nhìn chúng tôi ngờ vực. Tôi bảo:" Tao không cướp bánh của mày đâu, cứ ăn đi. Tao ngồi chơi với mày thôi". Tôi đưa thuốc ra mời. Người đàn ông lấy liền cả bao rồi cất đi. Tôi bảo người đàn ông" Như mày là sướng, chẳng phải lo nghĩ gì". Ông Hiệu trưởng bốc đồng" Hay là hôm nào anh em tổ chức đi ăn xin" Tôi bảo" Tao chưa điên như thế".
    Giao thừa. Chúng tôi về phòng trọ. Bày con gà, cái bánh ra sân. Thắp nén nhang vái trời, đất, ông bà tổ tiên rồi bật rượu uống với nhau. Lúc này, ở nhà, chắc thằng Cả đang kê ghế thắp hương. Nó cũng lớn rồi. Thay tôi làm được khối việc.
    Cô con gái bà chủ chạy ra sân ngồi cùng chúng tôi. Tôi mời một chén. Uống cho hồng má, son môi. Rượu vào, mắt cô bé lúng liếng. Xinh tệ! Ngày xưa, tôi đếm từng ngày đợi tết. Tết tôi có áo mới, được đốt pháo, được mừng tuổi. Giờ già rồi, ngoảnh đi ngoảnh lại đã thấy tết. Thời gian năm xưa chậm hơn thời gian bây giờ. Tôi nói khẽ với cô bé, chẳng ăn nhập gì với không khí giao thừa" Đừng làm người lớn, khổ lắm!". Cô bẽ khẽ nhíu mày, lắc lắc đầu, mắt ươn ướt hỏi tôi" Anh có thích thơ tình không". Tôi bảo không và chỉ sang ông Hiệu trưởng:" Thơ ca thì hỏi ông kia kìa. Nhưng thơ của ông ấy toàn mông với vú thôi". Cô bé cười hinh hích kêu bậy quá rồi chạy vào nhà.
    Sáng mùng 1. Tôi dậy sớm. Đánh thức mọi người. Mặc quần áo mới. Sang chúc tết anh chị chủ nhà rồi đi ra ngoài đường đón xuân. Tết trên này lặng lẽ. Chúng tôi thích thế. Chúng tôi đi tìm người đàn ông đêm qua để mừng tuổi. Chỗ ông ta ngồi chỉ còn chiếc lá bánh và mấy đầu mẩu thuốc lá. Bác AD vác máy ảnh ra chụp cảnh anh em ngồi trên vỉa hè. Gọi là chụp ảnh mừng tuổi. Ông GĐ phàn nàn chán quá, đòi đi vào bản chơi. Tôi bảo" Hôm nay mùng 1, mấy ông làm người ta giông cả năm. Tối nay có Xoè ở đây. Mai mình đi hội."
    Ngày mùng 1 trôi qua lặng lẽ như tôi muốn. Chập tối đã thấy bác AD máy móc đầy người, đứng đợi ở sân. Giục giã mọi người mau mau để xem Xoè. Tôi rủ cô con gái bà chủ đi cùng. Cô ta nghĩ một lúc rồi gật đầu đồng ý.
    Xoè của người Thái. Thanh niên nam nữ vừa múa vừa hát. Cồng chiêng ùm xoẹ. Tôi không hiểu họ hát về cái gì vì không biết tiếng dân tộc. Cô con gái chủ nhà giải thích, bài này cầu mưa thuận gió hoà, bài kia về tình yêu... Bác AD bấm máy lia lịa. Ông GĐ ve vãn cô này một tý, cô kia một lát. Ông Hiệu trưởng cũng nhảy múa. La hét như thằng điên. Vui lắm!
    Xem chán. Múa chán. Mọi người rủ nhau về. Cô con gái chủ nhà cứ nấn ná, ý chừng rủ tôi đi chơi tiếp. Cô đang ở độ tuổi muốn thành người lớn. May tôi là thằng tử tế. Không thì đêm ấy cô ta thành người lớn thật.
    Sáng mùng 2. Chúng tôi lên xe ra khỏi thị trấn Bắc hà. Hai bên đường hoa mận, hoa mơ nở trắng núi trắng rừng. Tôi dừng xe ngắt một cành hoa mận, miệng lẩm bẩm bài hát sến thời quân ngũ:" Nếu anh là chinh nhân, anh hái cánh hoa rừng, ấp ủ những ân tình...". Ông Hiệu trưởng bảo" Đẹp quá, đời người, mấy ai được nhìn thấy cảnh này". Đẹp thật! Hoa trắng rải thành thảm đến cuối chân trời. Tôi chợt nhớ tết năm nào, thời sinh viên, hoa tuyết cũng trắng như thế này.
    Gần trưa chúng tôi đến được lễ hội Xín chải của người Mèo. Hội được tổ chức trên một bãi đất rộng bằng cái sân vận động Hà nội. Họ là người Mèo Hoa. Tôi giật mình. Con gái Mèo ở đây đẹp quá. Tôi đi nhiều, biết nhiều. Chưa bao giờ thấy con gái Mèo đẹp như thế này. Váy đỏ sặc sỡ, da trắng hồng, mắt đen láy. Hội có ném còn, đu tiên, múa giáo, thổi khèn. Các cô người Mèo nhìn chúng tôi lạ lẫm hỏi bằng tiếng Mèo. Tôi cười ngớ ngẩn. Một cô giọng Kinh lơ lớ bảo" Bọn mày ở Lai châu sang chơi à? Sao không nói tiếng mèo" Tôi cười" Tao là người Kinh, quần áo tao mua ở Lai Châu". Tôi nhìn các cô đắm đuối rồi tiếp" Tao thích chúng mày lắm. Lấy tao nhé". Các cô cười phá lên, cấu chí nhau đùn đẩy xem ai sẽ phải lấy tôi.
    Bác AD mải miết chụp ảnh, đấy là niềm đam mê của AD. Ông Hiệu trưởng nhẩy vào hội múa giáo. Ngày xưa ông có tập võ. Tay chân ngứa ngáy không yên. Ông múa máy bài quyền gì đó. Lâu ngày không tập, cơ khớp cứng đờ. Thanh niên Mèo đứng quanh hò reo cổ vũ, ông lại càng hăng. Tôi vội kéo ông ra, bảo:" Ông đừng dại, thằng nào nó cho ông hòn gạch vào đầu thì khốn" Ông cãi lại" ở đây làm gì có gạch" Tôi bảo" thì đá vậy, đá còn nguy hiểm hơn gạch".Buổi trưa, chúng tôi ăn luôn tại hội. Không có thắng cố như thủa nào. Những người đàn bà Mèo bây giờ bán món mì bánh đa thịt lợn. Món này, chắc cao sang hơn thắng cố lại dễ chế biến, bảo quản.
    Thị trấn SIMACAI có hơn chục nóc nhà chạy dọc 2 bên đường. Chúng tôi nghỉ lại đây. Tìm chỗ uống nước. Mấy bà già Mèo bắc ghế ra đường ngồi phơi nắng. Họ im lìm, mắt lim dim như ngồi thiền. Cái thị trấn bỗng nhốn nháo khi xe ô tô chúng tôi đến. Trẻ con chạy túa ra đường, nháo nhác, chỉ trỏ. Mấy chú bộ đội biên phòng trên mỏm đồi bên cạnh cũng chạy ra sân xem. Buồn quá mà.
    Chúng tôi đi tiếp lên Cán cấu dự hội. Về cơ bản cũng giống như ở Xín chài, có thêm cuộc thi bắn nỏ. Lễ hội trên một quả đồi trọc. Phần lớn người ở đây không biết tiếng Kinh. Giao tiếp vô cùng vất vả. Mấy chú cảnh sát trẻ tuổi, thấy chúng tôi bèn hỏi giấy tờ. Chú giải thích rất lịch sự, vì đây là vùng giáp biên, cấm người nước ngoài. Sau khi biết chúng tôi toàn người Việt, chú chúc vui. Chú là người Kinh, mới được điều động lên đây. Chúng tôi hoà mình ngay với lễ hội. Ăn chỗ này một tý, vui chỗ kia một lát, chạy ngược chạy xuôi, thấy mình như trẻ lại 20 tuổi.
    Đêm hôm ấy, vào bản thì xa, chúng tôi ngủ trên xe để mai đi chơi tiếp. Trời lạnh, thi thoảng tôi lại thức giấc, khởi động xe, bật lò sưởi. Ông Hiệu trưởng ngủ mơ, miệng lải nhải cái gì không rõ. Chắc là nhắc lại lời bài hát của người mèo. Tay chân ông cụng cựa, giật giật. À, thì ra là đánh võ.
    Ngày hôm sau. Lịch trình tiếp tục như thế. Chúng tôi muốn đi tìm sự trinh nguyên. Đi đến những nơi còn hoang dã, bản năng, để tạm quên đi cuộc sống hiện tại. Ông Hiệu trưởng lại cao hứng bốc đồng" Hay là bỏ Hà nội lên đây ở" Tôi lại bảo" Tao chưa điên như thế".
    Tối hôm ấy, chúng tôi lại về đến Bắc hà. Chị chủ nhà thông báo:" Tìm ra được thằng giết người rồi. Chém vỡ đầu cướp của rồi vùi xuống khe". Tôi lẩm bẩm " Lại vì tiền ư? Sao không vì tình nhỉ". Nếu vụ án này mà là vì tình, chắc chắn hung thủ sẽ nhận được sự cảm thông của tôi. Cô con gái chủ nhà vui mừng chạy ra đón chúng tôi. Tôi nhìn thấy ánh lửa trong đôi mắt biêng biếc ấy. Buổi tối, cô lại rủ tôi đi chơi. Tôi từ chối. Tôi bảo" Mai bọn anh về rôi" Cô khẽ thở dài" Bao giờ anh lại lên đây". Tôi trả lời không biết và bảo cô vào nhà.
    Sáng hôm sau, chúng tôi về sớm. Cô con gái chủ nhà đã đứng đợi ở xe ô tô. Cô giúi vào tay tôi tờ giấy, bảo là thơ tình. Tôi cười, nhắc lại " đừng làm người lớn, khổ lắm".
    Về đến Yên bái, tôi bật điện thoại di động. Lập tức chuông đổ liên hồi. Tôi hối hận vì đã bật sớm. Đầu dây bên kia có tiếng nói:" Chúc mừng năm mới, chúc năm nay anh ăn nên làm ra bằng 5 bằng 10 năm ngoái". Tôi lẩm bẩm" Lại tiền" rồi ngơ ngác, tiếc nuối hỏi mọi người trên xe" Hết tết rồi à"[
  8. Kenzo-girl

    Kenzo-girl Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/01/2003
    Bài viết:
    1.355
    Đã được thích:
    0
    ***-SHOW Ở BANGKOK-THẤY GÌ???-Kenzo-girl
    Sau khi trả tiền vé,chúng tôi được 1 gã người Thái mặt đen xì dẫn qua 1 cánh cửa cách âm nặng chịch để bước vào căn phòng mà bạn bè chúng tôi sau khi đi Thaland về gọi là nơi "công khai bí mật của đàn bà"..Đã gọi là "bí mật" rồi mà còn mang ra "công khai" thì biết nói gì hơn...Trong không khí đặc quánh hơi người cùng với mùi thuốc lá,mùi rượu bia,mùi nước hoa là mấy chục con người ngồi san sát...Căn phòng ước chừng khoảng 40-50m2,đủ cả đàn ông,đàn bà,Tây có,Tàu có,thậm chí cả Ta cũng có,các ngôn ngữ nói,các tư thế ngồi,tiếng vỗ tay,tiếng huýt sáo,tiếng cười khả ố,tiếng chửi tục tĩu với đầy Fuxx và Shxx tràn ngập căn phòng...Có lẽ đây là nơi ô hợp nhất mà tôi được biết trong đời mình....Chính giữa phòng là 1 sân khấu nhỏ,thiết kế gọn gàng gần 1 cái cột được ốp gương để tăng hiệu quả ánh sáng...Khách được bố trí ngồi ở tư thế vòng tròn xung quanh nên ai cũng có thể quan sát mọi thứ dễ dàng...Chúng tôi chọn 1 chỗ ngồi gần sân khấu,quay lưng lại phía quầy Bar...Mặc dù trước khi vào tôi và ông xã đã bị kiểm tra để chắc chắn rằng chúng tôi không mang theo máy chụp hình hay máy quay phim vào trong đó nhưng tôi vẫn mang theo được điện thoại di động và may mắn là máy của tôi lại có bộ tích hợp bên trong,có thể chụp hình ngay cả trong điều kiện thiếu ánh sáng...Tôi đã phải mua 1 bộ simcard của Thailand mất gần 200.000 để ĐT có thể sử dụng được ở đây ... Ở Thái có 3 loại Show là Show Thái,show Tây và Show Mã...Show tôi đang kể cho các bạn là show Thái,nó được biểu diễn bằng các diễn viên người Thailand và có cường độ nhẹ nhất.Show Tây là show đúng theo tên gọi của nó,100% diễn viên là người nước ngoài,tóc vàng,mắt xanh,và tuổi chỉ 18-20 biểu diễn...Còn Show Mã theo lời ông xã tôi là heavy nhất,và tôi đoán chính vì nó quằn quại và kinh khủng quá nên ông xã tôi ko muốn cho tôi đi xem...
    Cô phục vụ mặc bộ váy ngắn cũn cỡn mang ra cho tôi 1 ly nước cam và cho ông xã 1 cốc bia nhỏ...Lúc này nhạc đang mở khá to bài "Please forgive me" của Bryan Adams,và tôi nghĩ nó cũng là điều mà ông xã tôi muốn nhắn nhủ với tôi khi trót đưa tôi vào chỗ này...Trên sân khấu,trong ánh đèn xanh đỏ chớp giật liên tục khiến người ta liên tưởng đến những sàn nhảy bình dân ở Vn là 1 cô gái đang đứng uốn éo theo điệu nhạc..Cô ta mặc đúng 1 bộ Bikini nhỏ xíu,và mặc dù mắt tôi hơi kém nhưng tôi cũng dám cá rằng nó..trong suốt..Có cũng như không...Cô ta làm điệu bộ thật tình tứ,đôi khi dựa vào cột và tự vuốt ve bản thân mình trông rất khêu gợi...Được 1 lúc,cô ta bắt đầu từ từ cởi quần áo của mình...Những tràng vỗ tay đầy kích động vang lên.Tôi nghĩ có lẽ mấy cái tiết mục múa ôm cột tương tự 1 hồi rộ lên ở CLB Hale HN là bắt trước ở đây...May mà nó đã bị dẹp ngay ko thì ko biết thanh niên sẽ còn phải đón nhận những gì nữa...Khoảng vài phút sau,1 người mang ra 1 cái hộp nhựa..Trong hộp là mấy quả bóng bàn và 1 lọ nhỏ đựng gì tôi ko rõ nhưng tôi đoán là 1 loại creme để bôi trơn...Cô ta lấy 1 quả bóng ra,ném ném xuống sàn cho nó nảy lên nảy xuống mấy lần rồi rất nhanh,nhét nó vào người...Sau đó lấy sức,nín hơi và đẩy nó ra phía trước mặt..Những tiếng huýt sáo,tiếng vỗ tay rộ lên...Cứ như vậy,cô ta quay bên nọ,quay bên kia khoảng chục lần rồi đi xuống...Ngay lập tức,một cô gái khác trèo lên...Cô này rất béo,người sồ sề và gương mặt mặc dù đã trang điểm rất dày nhưng cũng không thể che đi được rằng cô ta xấu...Thậm chí là rất xấu...Cô ta mang lên sân khấu 1 bao thuốc lá,châm liền 1 lúc 5-6 điếu và bắt đầu ngậm nó vào bằng "chỗ đó"..Tôi không hiểu tại sao cô ta lại có thể biểu diễn như 1 người hút thuốc thật sự...Từng vòng khói tròn,khói xoắn được nhả lên hết sức thành thạo và điệu nghệ...Hết màn hút thuốc rồi đến màn thổi kèn..Dĩ nhiên là cũng bằng cách như vậy...Những tiếng "chip chip" rồi "bí bo" đều đặn phát ra khiến mọi người cười ồ,riêng tôi thấy nó chẳng khác nào thứ tiếng rao quen thuộc của ông hàng kem mút ở Vn ngày xưa...Nhạc được chuyển tông,và 1 diễn viên khác lại tiếp tục lên thay thế...Lần này là trò phi tiêu...Một người đứng dưới tung những quả bóng bay lên sân khấu,còn cô gái ở trên phải điều chỉnh làm sao cho mũi tên bắn ra từ đó đâm trúng vào quả bóng và làm nó nổ...Cứ như vậy,đến khi số bóng đã nổ hết cũng là lúc tiết mục đó kết thúc và tiết mục thứ 4 bắt đầu...2 cô gái bước lên,cô mặc bộ xanh,cô mặc bộ vàng nhưng có 1 điểm chung là cả 2 cô đều xấu thậm tệ và cơ thể không hề có 1 chút đường cong nữ tính nào...Tôi nghe thấy tiếng 1 người đàn ông Vn ngồi chếch về phái bên trái chúng tôi nói với bạn anh ta:"Mk,nhìn bọn này cả tiếng vẫn xxx thấy gì"...Ông xã tôi nghe thấy thế liền cười và quay sang tôi nói thầm:"Cái này chỉ mấy chú VN chưa vợ sang đây đi xem lần đầu còn thấy có hứng chứ đã đi lần thứ2 , thứ 3 rồi thì thấy quá bình thường...Chẳng có cảm giác gì cả.."Tôi im lặng không trả lời vì chẳng lẽ lại quay sang vặn ông xã là:"Thế lần đầu anh xem anh cảm thấy thế nào?" à...Trên sân khấu,một cô bắt đầu tiết mục nhét mấy chục con dao lam được xâu thành chuỗi vào người...Cô ta làm bộ rất khó khăn và ra vẻ mình khéo léo lắm...Sau đó từ từ kéo ra và như để chứng minh cho khách biết đấy là dao thật,dao sắc,cô ta cầm 1 tập giấy trắng lên và dùng chính con dao đó cắt xoàn xoạt cho mọi người xem...Cô còn lại cũng làm tương tự như vậy nhưng là với 1 đoạn xích bằng nhựa..Loại xích hay dùng để treo quần áo ở các cửa hàng...Đến lúc cô ta bắt đầu lôi nó từ trong ra thì tôi lấy điện thoại từ dưới gầm bàn lên.Mặc dù trước đó tôi đã quan sát rất kĩ và thấy không có ai nhưng khi tôi vừa kéo nắp máy ra,đưa về phía trước thì 1 gã mặt như đồ tể từ xó xỉnh nào tôi cũng ko biết,chạy lại và ra hiệu rằng nếu tôi ko cất đi hắn ta sẽ tịch thu...Tôi đành phải gật đầu và trở lại tư thế ngồi quan sát...Lúc này màn biểu diễn của 2 cô "hoa hậu" đã kết thúc,và sân khấu tạm nghỉ khoảng 2 phút...Một lúc sau 2 người,1 nam,1 nữ xuất hiện...Khác với những diễn viên trước,họ rất khoẻ mạnh và cân đối...Đấy là tôi cảm nhận bằng trực giác như vậy chứ thật ra ai cũng hiều được cơ thể họ ra sao....Bệnh tật..Nhàu nát...Làm sao biết được họ đã có kết quả dương tính trong những phản ứng nào...Rất nhanh nhẹn,tự tin,họ cúi chào khán giả và bắt đầu tiết mục của mình,tái hiện cảnh Adam-Eva...Thú thật có lẽ tôi thấy chỉ có phần biểu diễn này là còn mang một chút xíu gì đó gọi là "nghệ thuật" vì các động tác,tư thế của họ hết sức mềm dẻo,nhịp nhàng và đẹp mắt chứ không hề hùng hục và kinh khủng như mọi người tưởng tượng...Tất cả đều ngồi xem trong sự im lặng,không có những tiếng cười khả ố hay những tiếng chửi thề nào được phát ra...Tiết mục này kéo dài chừng 15 phút...Trong lúc đó,tôi kín đáo quan sát những cô gái đã biểu diễn xong,giờ đang ngồi nghỉ tại hàng ghế được kê sát tường,gần lối đi...Trông ai cũng mệt mỏi và tàn tạ...Cô thì tay cầm chai bia,ngửa mặt nốc ừng ực,cô thì rít thuốc đến tóp má...Một cảm giác chung...Rũ rượi...Thảm hại...Thỉnh thoảng có 1 ông Tây say rượu đi qua chỗ đó để vào nhà vệ sinh,tiện tay quờ quạng loạn xạ lên người 1 cô.Một tràng cười ré lên và ngay lập tức mấy cô cùng xông vào "tấn công "ông Tây đó bằng những hành động vô cùng lố bịch đến nỗi tôi không biết phải gọi tên là gì...Bất giác tôi nhớ đến những hình ảnh tương tự của các cô gái điếm rẻ tiền,nghiện ngập,dặt dẹo đêm đêm vẫn đứng đầy 2 bên đường Phạm Ngũ Lão ở HN mình...Sao cũng là 1 kiếp người mà người nọ lại khác người kia đến thế....Ông xã tôi thấy mặt tôi bần thần thì cũng đoán được phần nào lên bảo:"Thôi nhé,xem 1 lần này cho biết thôi,lần sau đừng có đòi anh đưa đi nữa đấy."...Chương trình vẫn tiếp tục nhưng tôi cảm thấy mệt mỏi và đầu óc thì hoàn toàn trống rỗng nên đi về...Tôi thực sự ko thể phân tích được cảm giác của mình khi lần đầu tiên chứng kiến từ đầu đến cuối những cảnh hết sức ô trọc và đồi trụy như thế...Nhưng thôi,cũng là 1 lần được thấy tận mắt mặt trái của cuộc sống...Người ta cứ bảo sở dĩ Thailand phát triển được như vậy là nhờ du lịch và công nghiệp ********,hơn nữa đã đi Thailand mà ko đi xem ***-show thì gọi gì là đi Thái...Tôi thì ko nghĩ như vậy...Chỉ đơn thuần là 1 điều đáng nhớ của chuyến đi thôi...Sau này,mỗi lần nhớ lại không chỉ thấy đất nước Thailand với những cảnh huy hoàng,tinh xảo,đẹp đẽ của Đền chùa,Cung điện,cảnh bình minh buổi sáng tuyệt đẹp trên bãi biển Pattaya trong vắt,mà còn nhớ đến cả đêm ***-show Bangkok,nhớ đến những cô gái ăn mặc hết sức khêu gợi,tay cầm tấm biển "Happy one hour",bên dưới ghi giá tiền,đứng đầy 2 bên đường,miệng tươi cười và luôn miệng "Halo,halo" với khách nam trên 1 con phố dày đặc quán Bar về đêm của thành phố biển Pattaya...
  9. Kenzo-girl

    Kenzo-girl Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/01/2003
    Bài viết:
    1.355
    Đã được thích:
    0
    ***-SHOW Ở BANGKOK-THẤY GÌ???-Kenzo-girl
    Sau khi trả tiền vé,chúng tôi được 1 gã người Thái mặt đen xì dẫn qua 1 cánh cửa cách âm nặng chịch để bước vào căn phòng mà bạn bè chúng tôi sau khi đi Thaland về gọi là nơi "công khai bí mật của đàn bà"..Đã gọi là "bí mật" rồi mà còn mang ra "công khai" thì biết nói gì hơn...Trong không khí đặc quánh hơi người cùng với mùi thuốc lá,mùi rượu bia,mùi nước hoa là mấy chục con người ngồi san sát...Căn phòng ước chừng khoảng 40-50m2,đủ cả đàn ông,đàn bà,Tây có,Tàu có,thậm chí cả Ta cũng có,các ngôn ngữ nói,các tư thế ngồi,tiếng vỗ tay,tiếng huýt sáo,tiếng cười khả ố,tiếng chửi tục tĩu với đầy Fuxx và Shxx tràn ngập căn phòng...Có lẽ đây là nơi ô hợp nhất mà tôi được biết trong đời mình....Chính giữa phòng là 1 sân khấu nhỏ,thiết kế gọn gàng gần 1 cái cột được ốp gương để tăng hiệu quả ánh sáng...Khách được bố trí ngồi ở tư thế vòng tròn xung quanh nên ai cũng có thể quan sát mọi thứ dễ dàng...Chúng tôi chọn 1 chỗ ngồi gần sân khấu,quay lưng lại phía quầy Bar...Mặc dù trước khi vào tôi và ông xã đã bị kiểm tra để chắc chắn rằng chúng tôi không mang theo máy chụp hình hay máy quay phim vào trong đó nhưng tôi vẫn mang theo được điện thoại di động và may mắn là máy của tôi lại có bộ tích hợp bên trong,có thể chụp hình ngay cả trong điều kiện thiếu ánh sáng...Tôi đã phải mua 1 bộ simcard của Thailand mất gần 200.000 để ĐT có thể sử dụng được ở đây ... Ở Thái có 3 loại Show là Show Thái,show Tây và Show Mã...Show tôi đang kể cho các bạn là show Thái,nó được biểu diễn bằng các diễn viên người Thailand và có cường độ nhẹ nhất.Show Tây là show đúng theo tên gọi của nó,100% diễn viên là người nước ngoài,tóc vàng,mắt xanh,và tuổi chỉ 18-20 biểu diễn...Còn Show Mã theo lời ông xã tôi là heavy nhất,và tôi đoán chính vì nó quằn quại và kinh khủng quá nên ông xã tôi ko muốn cho tôi đi xem...
    Cô phục vụ mặc bộ váy ngắn cũn cỡn mang ra cho tôi 1 ly nước cam và cho ông xã 1 cốc bia nhỏ...Lúc này nhạc đang mở khá to bài "Please forgive me" của Bryan Adams,và tôi nghĩ nó cũng là điều mà ông xã tôi muốn nhắn nhủ với tôi khi trót đưa tôi vào chỗ này...Trên sân khấu,trong ánh đèn xanh đỏ chớp giật liên tục khiến người ta liên tưởng đến những sàn nhảy bình dân ở Vn là 1 cô gái đang đứng uốn éo theo điệu nhạc..Cô ta mặc đúng 1 bộ Bikini nhỏ xíu,và mặc dù mắt tôi hơi kém nhưng tôi cũng dám cá rằng nó..trong suốt..Có cũng như không...Cô ta làm điệu bộ thật tình tứ,đôi khi dựa vào cột và tự vuốt ve bản thân mình trông rất khêu gợi...Được 1 lúc,cô ta bắt đầu từ từ cởi quần áo của mình...Những tràng vỗ tay đầy kích động vang lên.Tôi nghĩ có lẽ mấy cái tiết mục múa ôm cột tương tự 1 hồi rộ lên ở CLB Hale HN là bắt trước ở đây...May mà nó đã bị dẹp ngay ko thì ko biết thanh niên sẽ còn phải đón nhận những gì nữa...Khoảng vài phút sau,1 người mang ra 1 cái hộp nhựa..Trong hộp là mấy quả bóng bàn và 1 lọ nhỏ đựng gì tôi ko rõ nhưng tôi đoán là 1 loại creme để bôi trơn...Cô ta lấy 1 quả bóng ra,ném ném xuống sàn cho nó nảy lên nảy xuống mấy lần rồi rất nhanh,nhét nó vào người...Sau đó lấy sức,nín hơi và đẩy nó ra phía trước mặt..Những tiếng huýt sáo,tiếng vỗ tay rộ lên...Cứ như vậy,cô ta quay bên nọ,quay bên kia khoảng chục lần rồi đi xuống...Ngay lập tức,một cô gái khác trèo lên...Cô này rất béo,người sồ sề và gương mặt mặc dù đã trang điểm rất dày nhưng cũng không thể che đi được rằng cô ta xấu...Thậm chí là rất xấu...Cô ta mang lên sân khấu 1 bao thuốc lá,châm liền 1 lúc 5-6 điếu và bắt đầu ngậm nó vào bằng "chỗ đó"..Tôi không hiểu tại sao cô ta lại có thể biểu diễn như 1 người hút thuốc thật sự...Từng vòng khói tròn,khói xoắn được nhả lên hết sức thành thạo và điệu nghệ...Hết màn hút thuốc rồi đến màn thổi kèn..Dĩ nhiên là cũng bằng cách như vậy...Những tiếng "chip chip" rồi "bí bo" đều đặn phát ra khiến mọi người cười ồ,riêng tôi thấy nó chẳng khác nào thứ tiếng rao quen thuộc của ông hàng kem mút ở Vn ngày xưa...Nhạc được chuyển tông,và 1 diễn viên khác lại tiếp tục lên thay thế...Lần này là trò phi tiêu...Một người đứng dưới tung những quả bóng bay lên sân khấu,còn cô gái ở trên phải điều chỉnh làm sao cho mũi tên bắn ra từ đó đâm trúng vào quả bóng và làm nó nổ...Cứ như vậy,đến khi số bóng đã nổ hết cũng là lúc tiết mục đó kết thúc và tiết mục thứ 4 bắt đầu...2 cô gái bước lên,cô mặc bộ xanh,cô mặc bộ vàng nhưng có 1 điểm chung là cả 2 cô đều xấu thậm tệ và cơ thể không hề có 1 chút đường cong nữ tính nào...Tôi nghe thấy tiếng 1 người đàn ông Vn ngồi chếch về phái bên trái chúng tôi nói với bạn anh ta:"Mk,nhìn bọn này cả tiếng vẫn xxx thấy gì"...Ông xã tôi nghe thấy thế liền cười và quay sang tôi nói thầm:"Cái này chỉ mấy chú VN chưa vợ sang đây đi xem lần đầu còn thấy có hứng chứ đã đi lần thứ2 , thứ 3 rồi thì thấy quá bình thường...Chẳng có cảm giác gì cả.."Tôi im lặng không trả lời vì chẳng lẽ lại quay sang vặn ông xã là:"Thế lần đầu anh xem anh cảm thấy thế nào?" à...Trên sân khấu,một cô bắt đầu tiết mục nhét mấy chục con dao lam được xâu thành chuỗi vào người...Cô ta làm bộ rất khó khăn và ra vẻ mình khéo léo lắm...Sau đó từ từ kéo ra và như để chứng minh cho khách biết đấy là dao thật,dao sắc,cô ta cầm 1 tập giấy trắng lên và dùng chính con dao đó cắt xoàn xoạt cho mọi người xem...Cô còn lại cũng làm tương tự như vậy nhưng là với 1 đoạn xích bằng nhựa..Loại xích hay dùng để treo quần áo ở các cửa hàng...Đến lúc cô ta bắt đầu lôi nó từ trong ra thì tôi lấy điện thoại từ dưới gầm bàn lên.Mặc dù trước đó tôi đã quan sát rất kĩ và thấy không có ai nhưng khi tôi vừa kéo nắp máy ra,đưa về phía trước thì 1 gã mặt như đồ tể từ xó xỉnh nào tôi cũng ko biết,chạy lại và ra hiệu rằng nếu tôi ko cất đi hắn ta sẽ tịch thu...Tôi đành phải gật đầu và trở lại tư thế ngồi quan sát...Lúc này màn biểu diễn của 2 cô "hoa hậu" đã kết thúc,và sân khấu tạm nghỉ khoảng 2 phút...Một lúc sau 2 người,1 nam,1 nữ xuất hiện...Khác với những diễn viên trước,họ rất khoẻ mạnh và cân đối...Đấy là tôi cảm nhận bằng trực giác như vậy chứ thật ra ai cũng hiều được cơ thể họ ra sao....Bệnh tật..Nhàu nát...Làm sao biết được họ đã có kết quả dương tính trong những phản ứng nào...Rất nhanh nhẹn,tự tin,họ cúi chào khán giả và bắt đầu tiết mục của mình,tái hiện cảnh Adam-Eva...Thú thật có lẽ tôi thấy chỉ có phần biểu diễn này là còn mang một chút xíu gì đó gọi là "nghệ thuật" vì các động tác,tư thế của họ hết sức mềm dẻo,nhịp nhàng và đẹp mắt chứ không hề hùng hục và kinh khủng như mọi người tưởng tượng...Tất cả đều ngồi xem trong sự im lặng,không có những tiếng cười khả ố hay những tiếng chửi thề nào được phát ra...Tiết mục này kéo dài chừng 15 phút...Trong lúc đó,tôi kín đáo quan sát những cô gái đã biểu diễn xong,giờ đang ngồi nghỉ tại hàng ghế được kê sát tường,gần lối đi...Trông ai cũng mệt mỏi và tàn tạ...Cô thì tay cầm chai bia,ngửa mặt nốc ừng ực,cô thì rít thuốc đến tóp má...Một cảm giác chung...Rũ rượi...Thảm hại...Thỉnh thoảng có 1 ông Tây say rượu đi qua chỗ đó để vào nhà vệ sinh,tiện tay quờ quạng loạn xạ lên người 1 cô.Một tràng cười ré lên và ngay lập tức mấy cô cùng xông vào "tấn công "ông Tây đó bằng những hành động vô cùng lố bịch đến nỗi tôi không biết phải gọi tên là gì...Bất giác tôi nhớ đến những hình ảnh tương tự của các cô gái điếm rẻ tiền,nghiện ngập,dặt dẹo đêm đêm vẫn đứng đầy 2 bên đường Phạm Ngũ Lão ở HN mình...Sao cũng là 1 kiếp người mà người nọ lại khác người kia đến thế....Ông xã tôi thấy mặt tôi bần thần thì cũng đoán được phần nào lên bảo:"Thôi nhé,xem 1 lần này cho biết thôi,lần sau đừng có đòi anh đưa đi nữa đấy."...Chương trình vẫn tiếp tục nhưng tôi cảm thấy mệt mỏi và đầu óc thì hoàn toàn trống rỗng nên đi về...Tôi thực sự ko thể phân tích được cảm giác của mình khi lần đầu tiên chứng kiến từ đầu đến cuối những cảnh hết sức ô trọc và đồi trụy như thế...Nhưng thôi,cũng là 1 lần được thấy tận mắt mặt trái của cuộc sống...Người ta cứ bảo sở dĩ Thailand phát triển được như vậy là nhờ du lịch và công nghiệp ********,hơn nữa đã đi Thailand mà ko đi xem ***-show thì gọi gì là đi Thái...Tôi thì ko nghĩ như vậy...Chỉ đơn thuần là 1 điều đáng nhớ của chuyến đi thôi...Sau này,mỗi lần nhớ lại không chỉ thấy đất nước Thailand với những cảnh huy hoàng,tinh xảo,đẹp đẽ của Đền chùa,Cung điện,cảnh bình minh buổi sáng tuyệt đẹp trên bãi biển Pattaya trong vắt,mà còn nhớ đến cả đêm ***-show Bangkok,nhớ đến những cô gái ăn mặc hết sức khêu gợi,tay cầm tấm biển "Happy one hour",bên dưới ghi giá tiền,đứng đầy 2 bên đường,miệng tươi cười và luôn miệng "Halo,halo" với khách nam trên 1 con phố dày đặc quán Bar về đêm của thành phố biển Pattaya...
  10. Kenzo-girl

    Kenzo-girl Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/01/2003
    Bài viết:
    1.355
    Đã được thích:
    0
    CHUYẾN ĐI ĐẦU ĐỜI-Caoson.
    Ông ngoại tôi là dân lái xe. Rong ruổi một đời vào Nam ra Bắc. Ông nội lái trâu. Mua trên mạn ngược rồi đem về xuôi bán. Một đời vắt vẻo lưng trâu. Lúc chết còn lẩm bẩm"... vắt...họ" .
    Tôi sinh ra năm lụt. Mới lọt lòng mẹ đã lênh đênh thuyền nan vớt thực phẩm cứu trợ. Lẫm chẫm biết đi là chạy giặc. Tuổi thơ là những miền quê sơ tán, là cánh đồng, con sông, vạt rừng và những người lính hối hả hành quân vào mặt trận.
    Tôi sinh ra như thể bị giời đày! Cuộc sống. Với tôi. Là những chuyến đi
    Chuyến đi đầu tiên vào kì nghỉ hè năm lớp 10. Nhiều kỷ niệm và đầy sự ngẫu hứng. Hành trang chỉ có cái balô con cóc, vài bộ quần áo... cái nồi và mấy cân gạo hẩm xúc trộm của gia đình. Tôi bảo bố mẹ là về quê. Họ hoàn toàn không biết kế hoạch tôi đang chuẩn bị thực hiện.
    Ngày đó, phương tiện đi lại vất vả, đời sống lạc hậu. Ra khỏi Hà nội đôi chục km đã là thế giới khác, xa thẳm. Tôi quyết định chọn Tuyên Quang, cách hà nội 160 km.
    Bắt đầu khởi hành từ bến Nứa. Mỗi ngày chỉ có một chuyến đi Tuyên Quang vào 5h sáng. Người đông như kiến cỏ. Chen lấn, xô đẩy để có chỗ ngồi. Tôi lặng lẽ đứng gần, đợi xe chuyển bánh mới lên. Những người bán rong đi lại chào mời. Một người đàn ông bán bật lửa lại gần tôi quảng cáo" bật lửa Tầu đây, bật cái cháy ngay, bật 2 cái cháy tay..."
    Xe bắt đầu lăn bánh. Tôi nhẩy lên, bám vào cửa xe. Chú phụ xe đang mải mê quát tháo mấy bà buôn chuyến nên chưa thấy tôi. Tôi ngồi xuống bậu lên xuống. Mắt dõi theo dòng chảy của Sông Hồng. Cảm giác mình như những giọt nước nặng phù sa, lờ lững trôi ra biển.
    Chỉ được một lát thả hồn. Tôi đã phải đối mặt với thực tế. Chú phụ xe hỏi" Đi đâu? cho xin tiền vé". Tôi gãi đầu" Em không có tiền, anh cho đi nhờ". Chú trợn mắt
    " Không có tiền thì cút" rồi vỗ bồm bộp vào thành xe, ám hiệu để bác tài hãm phanh. Tôi bảo" Em là học sinh, nghỉ hè về nhà. Một xu không có. Anh cho đi nhờ thì em được, không thì em phải cuốc bộ lên tận Tuyên". Một thoáng lưỡng lự, rồi chú phụ xe ra hiệu cho bác tài chạy tiếp, miệng lẩm bẩm " mới sáng ngày đã ám quẻ, mày không được ngồi, đứng ở cửa xe thôi". Tôi khẽ cảm ơn và nở một nụ cười sung sướng. Vậy là khó khăn đầu tiên đã vượt qua.
    Xe chạy ì ạch như rùa bò. Chạy được một đoạn lại đỗ để bắt khách. Tôi cứ phải nhẩy lên nhẩy xuống. Vừa nhưòng lối đi cho hành khách. Vừa giúp chú phụ xe đỡ hành lý. Chú bảo tôi cũng được việc. Đến Phúc yên, xe chật như nêm. Lúc này tôi chỉ đứng có một chân, bám vào xe một tay, người đung đưa ngoài thành xe, sau lưng là cái balô con cóc.
    Cứ như thế, thỉnh thoảng tôi lại đổi chân, đổi tay cho đỡ mỏi. 11h trưa, xe nghỉ tại Đồi me, Việt trì. Giờ đây, mỗi lần qua Việt trì, tôi đều cố dõi tìm địa danh ấy. Thành phố đổi khác nhiều, nhà cửa mọc như nấm sau mưa. Đồi me chỉ còn trong ký ức.
    Đồi me là một bãi đất, cao hơn xung quanh một chút. Có lẽ vì thế mà gọi là đồi. Hàng quán bày san sát. Cơm, canh, bún, phở... để phục vụ khách đi đường. Nghỉ một tiếng ăn trưa. Tôi lang thang nhìn ngó, nước rãi chảy ròng ròng. Bụng sôi òng ọc. Tôi đành bốc một nắm gạo sống trong balô, bỏ vào mồm, trệu trạo nhai. Nhai một lúc thì thấy ngọt.
    3h chiều xe lên đến thị xã Tuyên Quang, thủ phủ của tỉnh Hà tuyên ( Sau tách thành 2 tỉnh Tuyên Quang và Hà Giang). Thị xã chỉ có mấy con phố xơ xác, nhà cửa lụp xụp nằm rải rác khoảng 1km bên dòng sông Lô.
    Ngày đầu tiên, tôi ngủ luôn ở phòng bán vé bến xe. Xung quanh tôi cũng có nhiều người ngủ lại, đa số là bị nhỡ xe. Nằm cạnh tôi là một đôi vợ chồng người dân tộc. Đêm hôm đó, đầu gối lên balô, tôi không thể nào chợp mắt. Muỗi nhiều. Tiếng muỗi vo ve căng như dây đàn. Đôi vợ chồng dân tộc kia cũng không ngủ được, họ lăn bên này, trở bên kia. Có tiếng thở mạnh, hổn hển, mỗi lúc một to. Tôi ngẩng đầu lên xem. Trời tối quá, chẳng thấy gì. Một người đàn ông đứng dậy đi ra ngoài. Một lúc sau, quay lại cùng chú Công an. Ánh đèn pin loang loáng lia qua chỗ tôi nằm. Chị dân tộc kéo vội váy xuống. Chú CA yêu cầu họ về đồn. Người đàn ông dân tộc lắp bắp thanh minh" Không phải đâu Kinh ơi, của nhà mang đi đó".
    Sáng hôm sau, tôi lang thang ra chợ. Bắt đầu tìm cách kiếm ăn. Chợ thị xã họp các ngày trong tuần. Thứ 7, CN chợ đông hơn cả. Trai gái Mán kéo xuống chơi chợ đỏ rực cả phố. Đầu chợ có một người đàn ông dở người ngồi ăn mày. Tôi ngồi xuống bên cạnh. Lục cục lôi bộ đồ nghề ra. Vài tờ giấy tờ rô ki, cái bút chì than, thước kẻ... và tấm giấy viết nguệch ngoạc: Vẽ Truyền Thần - 2000đ. Hồi đó, mới đổi tiền, 500đ một bát phở bò. Nếu vẽ được một bức, tôi được 4 bát, ăn tuý luý cả ngày.
    Cũng có vài người hờ hững hỏi rồi lại hờ hững đi. Tôi phát hiện ra thiếu sót nghiêm trọng của kế hoạch:" Mình trẻ quá, không phải là hoạ sỹ, họ chưa tin tưởng". Tôi thay đổi chiến thuật. Tôi viết thêm một tờ giấy, nội dung" Sinh viên Mỹ thuật, đi thực tế, bị rạch túi mất hết tiền". Lập tức có phản ứng tích cực. Nhiều người quan tâm hơn. Họ hỏi hoàn cảnh mất tiền? Trên chuyến xe nào? Có phát hiện ra thủ phạm không? Báo Công an chưa? Tội nghiệp quá!
    Ngày hôm ấy chỉ có người hỏi. Không có khách vẽ. Vài người bảo lần sau đi chợ sẽ mang ảnh đến nhờ. Hôm nay không mang theo. Tôi lại phải ăn cơm nguội với muối.
    Buổi chiều, tôi xuống sông Lô tắm táp cho thoải mái. Nước đục ngầu phù sa, cuộn sóng, sôi ùng ục. Buổi tối, tôi vào trường cấp 3 thị xã, kê bàn làm giưòng, đánh một giấc không mộng mị đến sáng.
    Sáng hôm sau. Tôi ra chợ, ngồi vào chỗ hôm qua. Người đàn ông dở người nhìn tôi cười cười. Ông ta đưa cho tôi một củ khoai lang luộc. Tôi định không lấy, nhưng chợt nghĩ đến tấm lòng tốt của ông nên nhận. Tôi không dám ăn. Củ khoai bốc mùi thiu.
    Khách đến chợ đã khá đông. Cũng như hôm qua. Rất nhiều người hỏi thăm. Rồi hẹn lần sau.
    Gần trưa, một người đàn bà trạc 40, đem đến một tấm ảnh. Đấy là chồng chị ta, hi sinh năm 68 ở Khe Sanh. Chị đưa trước cho tôi 2 nghìn và hẹn chiều lấy. Tôi như đi trên mây. Thế là khó khăn thứ 2 đã bắt đầu vượt qua. Tôi đi mua ngay 4 cái bánh tẻ hết 800đ, ăn 3 cái và cho người đàn ông kia một cái. Người đàn ông cắn 2 miếng hết cái bánh. Ông ấy bị nghẹn, nấc ừng ực và rướn cái cổ lên như cổ ngỗng. Ánh mắt bỗng minh mẫn lạ thường.
    Tôi vẽ khoảng 3 tiếng thì xong. Người đàn bà nọ vẫn chưa đến. Tôi bầy bức vẽ dưới chân chào hàng. Khách hỏi ngày cang đông.
    Buổi chiều. Tôi lại ra sông Lô tắm. Bỗng phát hiện ra một điều kỳ diệu: nước từ thượng nguồn chảy về mang theo nhiều của cải rừng già. Tôi như con rái cá, lặn ngụp giữa dòng nứơc đỏ ngầu. Khoảng một tiếng thì được một ôm củi. Cành nào cành ấy to bằng bắp đùi, chắc nịch. Sáng hôm sau tôi bán được 500đ.
    Vậy là từ ngày hôm sau, tôi có thêm nghề mới: tiều phu. Có khác là không lên rừng, mà xuống sông vớt củi.
    Khách vẽ ngày càng đông. Một phần vì thông cảm với hoàn cảnh của tôi. Một phần chưa có hiệu ảnh phục chế như bây giờ. Phần nữa, tôi vẽ đẹp thật. Ở nhà, tôi vẫn vẽ hộ hàng xóm. Mấy ông hoạ sỹ nghiệp dư thường bảo:"ngón tay này mà không cầm cọ thì lãng phí quá."
    Tôi đã có vài chục nghìn. Thấy khổ hơn là lúc chưa có. Đi đâu cũng phải giữ. Thỉnh thoảng lại phải sờ xem còn nằm trong cạp quần không?. Xuống sông mò củi cũng phải để mắt trên bờ. Cơ khổ vì có tiền.
    Người đàn ông dở người tôi vẫn chưa biết tên. Mọi người trong chợ gọi ông là " Ông Rồ". Tôi không sợ ông ta. Buổi tối không ngủ ở trong trường nữa. Chuyển hẳn ra cổng chợ ở với ông Rồ. Hai người đàn ông ở với nhau. Một già, Một trẻ. Một người điên muốn làm người tỉnh. Một người tỉnh muốn làm kẻ điên. Những lúc tỉnh táo. Ông kể về ông, về một người đàn bà nào đó... Lỗ mỗ, câu được câu chăng? Tôi còn trẻ. Chưa biết yêu, nên chẳng hiểu cái tình cảm này nó nặng nhẹ thế nào. Thấy bà tôi bảo" nặng tình thì khổ". Liệu người đàn ông kia có nặng tình không? Ông ta điên vì một người đàn bà!
    Người đàn ông không bao giờ tắm kể từ ngày ông lang thang đến cổng chợ này. Tôi là người đầu tiên rủ ông xuống bến sông. Đầu tiên, chỉ với mục đích trông hộ mấy chục ngàn. Ông sợ nước. Nhìn dòng sông, ông lại nghĩ đến mái tóc người đàn bà bội tình. Ông căm thù nước. Tôi bảo:" đàn ông sinh ra phải làm khổ đàn bà mới đúng. Nếu ông thù cô ấy, ông cứ đ ái cứ ỉ a xuống sông, như là lên mái tóc của người ta ấy" Ông Rồ bật cười khoái trá. Tụt quần, làm một tia như vòi cứu hoả. Rồi nhẩy tùm xuống sông, vùng vẫy như trẻ thơ.
    Sau một tháng, tôi đã có gần trăm nghìn. Đây là số tiền rất lớn, chưa bao giờ dám mơ đến. Không nhét vào cạp quần được nữa. Tôi bọc mấy lớp nilon, cho vào một cái túi vải nhỏ. Miệng túi buộc chặt, cẩn thận hơn, tôi dùng thêm vài cái kim băng. Tôi đeo chiếc túi này cả lúc đi ngủ.
    Một đêm, trời đổ mưa. Căn lều vốn chỉ trốn được nắng, không tránh được mưa. Tôi rủ ông Rồ vào sâu trong chợ, nơi có những cái lều bán hàng vững trãi hơn. Cũng có vài kẻ lang thang đang trú mưa ở đấy. Họ không ngủ, đang uống rượu và than thở trời đất.
    Kiếm một chỗ khô ráo, tôi và ông Rồ ngả lưng. Ngủ được một lúc, tôi giật mình tỉnh dậy. Một bàn tay của ai đó đang sục xạo trong cái balô trên đầu tôi. Tôi hét lên, bật dậy và ôm chặt balô. Mấy người đàn ông ban nãy đứng trước mặt cười khả ố. Chúng tưởng tôi để tiền trong balô. Tôi sợ run rẩy, lắp bắp van xin. Một thằng trong đám bảo:" Khôn hồn thì nôn hết tiền ra. Không thì bố con mày xuống sông Lô làm mồi cho cá đấy. ". Khốn nạn chưa. Chó cắn áo rách. Cả tháng trời ki cóp mới đuợc ngần này. Bỗng nhiên mất trắng. Tôi cương quyết không đưa, giữ chặt túi tiền. Một người tiến lên giằng cái balô, hắn chưa nhìn thấy cái túi. Hắn đẩy tôi ngã dúi. Chiếc balô nằm trong tay hắn. Hắn moi từng thứ ra, vứt xuống đất. Không thấy tiền, hắn chửi. Chợt nhìn thấy cái túi bên sườn tôi. Hắn lại nhào tới. Tôi quận ngưòi lại, cho cái túi vào trong lòng, còng queo dưới đất. Hắn dẫm chân lên lưng, tôi nghẹt thở. Tôi nghe thấy một tiếng thét. Từ bé đến giờ, chưa bao giờ nghe thấy thiếng thét kinh hoàng như thế. Bàn chân trên lưng bỗng lỏng ra. Một thân người đổ như chuối đốn rơi xuống bên cạnh. Giẫy giẫy, giật giật. Tôi ngẩng lên. Ông rồ đang cầm trong tay cái cọc lều. Mắt mở trừng chừng. Miệng lẩm bẩm" ********, ********". Những người đàn ông vừa chạy, vừa thét" Ối bà con ơi, cứu với, cứu với, bố con thằng Rồ giết người"
    Tôi và ông rồ bị bắt vào đồn Công an thị xã. May mắn cho người đàn ông bị ông Rồ đánh. Ông ta không chết, chỉ bị ngất, vào viện khâu sáu mũi. Tạm giữ 2 ngày thì tôi được thả, sau khi CA kiểm tra xong lý lịch tôi ở địa phương. Bố mẹ tôi hoảng hốt, không hiểu thực hư thế nào. Tưởng đang nghỉ hè ở quê, giờ thấy chú cảnh sát khu vực bảo bị bắt ở Tuyên Quang.
    Ông Rồ vẫn bị tạm giữ để điều tra thêm. Tôi chia cho ông một nửa số tiền. Ông không lấy. Ông chẳng cần tiền. Ông vẫn tưởng tôi bị mất cắp nên phải lăn lộn, kiếm ăn. Tôi định nói thật, sau lại thôi.
    Tôi về gửi tiết kiệm số tiền đấy để dành vào năm học chi tiêu.
    Bây giờ, khi đã phương trưởng, muốn đi đến đâu trên trái đất này thì đến. Tôi vẫn nhớ đến ông Rồ và tự hỏi" Ông rồ, giờ này ông ngồi ở chợ nào? Ông đã đ ái vào đầu lũ đàn bà được mấy lần rồi?".

Chia sẻ trang này