1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tìm hiểu và thưởng thức những làn điệu quan họ Bắc Ninh!

Chủ đề trong 'Bắc Giang - Bắc Ninh' bởi fantasy2000, 13/11/2004.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. fantasy2000

    fantasy2000 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/11/2004
    Bài viết:
    6
    Đã được thích:
    0
    Tìm hiểu và thưởng thức những làn điệu quan họ Bắc Ninh!

    Mình nghe nói dân ca quan họ Bắc Ninh nghe hay lắm nhưng mà chưa bao giờ được nghe cả ! có bạn nào có thể cho mình được mở rộng tầm mắt chứ hả! xin cảm ơn



    Được havalo sửa chữa / chuyển vào 17:55 ngày 17/12/2004
  2. havalo

    havalo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/08/2004
    Bài viết:
    939
    Đã được thích:
    1
    Xuất phát từ câu hỏi của bạn fantasy2000, ngẫm thấy cũng nên có tìm hiểu và sưu tầm thêm nữa về dân ca quan họ quê mình. Nhưng nếu chỉ sưu tầm những bài viết dài lê thê thì chắc sẽ không khỏi làm mỏi mắt bạn đọc. Vì thế chúng tôi sẽ cố gắng có kèm theo cả file nhạc để các bạn có thể thưởng thức online cũng như lời bài hát đính kèm. Hy vọng quý bạn gần xa sẽ hài lòng và đóng góp ý kiến cho chúng tôi.
    Ảnh hưởng qua lại giữa lời ca Quan họ với thơ ca dân gian, dân tộc
    Lời thơ trong lời ca Quan họ gắn bó, có ảnh hưởng qua lại đối với ca dao, lời các dân tộc khác, lời thơ trong hệ thống truyện nôm khuyết danh, hoặc truyện nôm có tác giả, nhất là với truyện Kiều.
    Cũng thấy những trường hợp lời ca Quan họ có những câu giống với lời ca chèo, chầu văn và một số dân ca các vùng miền khác. ở đây tìm hiểu thêm mối liên hệ giữa lời thơ Truyện Kiều và lời thơ trong lời ca Quan họ, cũng là mối liên hệ giữa thơ ca dân gian với một tác phẩm thơ ca thành văn vào bậc lớn nhất của Văn học Việt Nam, để từ đó tìm hiểu những thủ pháp nghệ thuật mà người Quan họ đã xử lý trong mối quan hệ nhiều chiều trên con đường sáng tạo lời ca.
    Khi nói tới mối liên hệ này, sẽ không khoa học nếu chỉ giới thiệu rằng khi sáng tạo lời ca Quan họ, người Quan họ chỉ hoàn toàn học tập Truyện Kiều, mà cần nghĩ thêm rằng Nhuyễn Du khi sáng tạo truyện Kiều đã thu hút những tinh hoa của thơ ca dân gian, trong đó không loại trừ hệ thống lời ca Quan họ, nhất là Nguyễn Du có quê mẹ ở quê hương Quan họ và đã từng sống trên quê hương này với thời thơ ấu cũng như khi đã trưởng thành. Mối liên hệ giữa lời ca Quan họ và lời thơ Truyện Kiều tồn tại dưới nhiều dạng thức.
    Có khi giống nhau nguyên văn từng đoạn:
    ... Ngọn đèn khi tỏ khi mờ
    Khiến người ngồi đó cũng ngơ ngẩn sầu
    Khi tựa gối, khi cúi đầu
    Khi vò chín khúc, khi chau đôi mày...
    Nếu đoạn thơ trên là một đoạn thơ mượn từ Truyện Kiều - cũng có thể tin như vậy - cũng chứng tỏ người sáng tạo lời ca Quan họ đã sành về nghệ thuật thơ ca khi chọn lựa đoạn thơ ấy nói điều phải nói.
    Nhưng dạng trên không nhiều mà sự giống nhau từng câu, từng cặp lục bát, hoặc nhiều chữ trong một câu... diễn ra nhiều hơn. Ðiều này chứng tỏ người quan họ khi làm lời ca đã luôn giữ quyền chủ động, bản lĩnh sáng tạo của mình.
    Nếu có một câu hoặc một cặp thơ sáu tám nào đó giống nhau được đặt vào làm lời ca đã luôn giữ quyền chủ động, bản lĩnh sáng tạo của mình.
    Nếu có một câu hoặc một cặp thơ sáu tám nào đó giống nhau được đặt vào bài lời ca Quan họ thì thường đấy là những câu thơ hay, lại được đặt đúng chỗ, tạo nên sự nhất quán của đoạn thơ, bài thơ:
    ... Ruột tầm chín khúc quặn đau
    Lòng này ai tỏ cho nhau hỡi lòng?
    Bước đi một bước trông chừng còn xa
    ....
    Hoặc
    ...Cớ sao tôi phải lạc loài tới đây
    Ai làm nên nỗi nước này
    Hoa ơi ! Sao khéo đọa đày bấy hoa
    Có khi chỉ khác đi một đôi chữ mà mang theo bao nhiêu biến đổi trong nội dung câu thơ
    trong Truyện Kiều có 2 câu:
    ...Người vào chung gối loan phòng
    Nàng ra tựa bóng đèn chong canh chày...
    Ðây là hai câu thơ Nguyễn Du đã viết về nỗi đau trọn đời không quên của Kiều: cảnh cuối cùng trong màn kịch đánh ghen của Hoạn Thư là đẩy Kiều vào sự bẽ bàng, đau khổ đến tột độ về thân phận, giữa đêm dài, trong sự cô đơn. Nguyễn Du nêu lên một nghịch cảnh:
    Cảnh: chung gối loan phòng (Hoạn Thư-Thúc Sinh)
    Cảnh: tựa bóng đèn chong canh chày (Kiều)
    Từ nghịch cảnh ấy, Nguyễn Du miêu tả nỗi đâu thân phận của Kiều. Nhưng, Quan họ cũng có câu hát:
    Người về tựa chốn loan phòng
    Tôi về tựa bóng đèn chong canh chầy
    Trong câu hát này có 5 chữ khác nhau so với 2 câu thơ Kiều, nhưng đã chuyển từ một nghịch cảnh đau khổ trong 2 câu thơ Nguyễn Du chuyển sang cảnh hướng về nhau trong nỗi tương tự của tình yêu trong lời ca Quan họ.
    Cũng "Loan phòng", cũng "tựa bóng đèn chong canh chầy", nhưng là hai tâm hồn hướng tới nhau trong nỗi nhớ thương muôn thủa của tình yêu.
    Ðối với dân ca vùng khác, về phương diện âm nhạc, các nhà nghiên cứu âm nhạc đã nhận rõ sự du nhập vào hệ thống bài ca Quan họ của các điệu lý miền Trung, Lý miền Nam, nhưng đã chuyển hoá đi nhiều hoặc ít, theo phong cách âm nhạc Quan họ.
    Trong các bài du nhập ấy có cả phần lời ca. Ta thử tìm hiểu một lời ca. Lời ca của bài "Lý Thiên Thai":
    Trèo lên trên núi Thiên thai
    Thấy chim loan phượng ăn soài bên đông
    (ăn ngoài biển đông)(?)
    Anh Hai buông áo em ra
    Ðể em đi chợ kẻo đà chợ trưa
    Chợ trưa rau sẽ héo đi
    Lấy chi nuôi mẹ, lấy gì nuôi em
    Trong bài lời ca trên có những điểm cần lưu ý về nghệ thuật ngôn từ - ăn soài bên đông: vùng Quan họ và miền Bắc nói chung không gọi trái soài như miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ, mà gọi là quả muỗm hoặc quả quéo.
    Vậy, có thể nghĩ rằng hai câu thơ đầu có dấu vết của ngôn ngữ miền Nam.
    Trong ca dao có 4 câu:
    Cậu cai buông áo em ra
    Ðể em đi chợ kẻo đà chợ trưa
    Chợ trưa rau sẽ héo đi
    Lấy chi nuôi mẹ, lấy gì nuôi em?
    Lời bài ca quan họ "Lý thiên thai" chỉ khác 4 câu ca dao trên ở chỗ thay cậu cai bằng anh Hai
    Ngay chữ chi trong lấy chi nuôi mẹ cũng rất lạ đối với cách nói vùng Quan họ. Người vùng Quan họ lẽ ra phải hát: "lấy gì nuôi mẹ, lấy gì nuôi em?". Nhưng chữ gì thứ nhất đã được thay bằng chữ chi, chính xác hơn là giữ nguyên chữ chi trong lấy chi - dáng dấp ngôn ngữ miền Trung, miền Nam, - Giữ như vậy, thanh điệu câu thơ hay hơn và khi hát bắt lời hợp với nhạc hơn, lại không làm câu thơ rơi vào sự lặp từ không nghệ thuật.
    Trong nghệ thuật làm lời ca, người Quan họ đã biết sử dụng thể loại thơ, nhất là thể loại thơ lục bát với tất cả mọi dạng biến thể của thể loại này, biết thu hút những tinh hoa của nghệ thuật thơ ca dân gian, dân tộc, nhất là những tác phẩm nổi tiếng của dân tộc như Truyện Kiều, biết sử dụng ngôn ngữ thơ ca để xây dựng nên những hình tượng trữ tình đặc sắc, những đoạn thơ, câu thơ, ý thơ mới chỉ cần đọc diễn cảm, chưa cần hát, đã khiến người nghe xúc động, bồi hồi vì tình, vì ý... của thơ.
    Chính vì những thành tựu trong nghệ thuật thơ ca như vậy, nên nhiều bài lời ca Quan họ có giá trị độc lập của thơ ca. Liên kết những bài lời ca có giá trị thơ ca cao với sự sáng tạo âm nhạc và những giọng hát hay, đẹp của người Quan họ, chúng ta đã có những bài hát sống mãi.
    (sưu tầm)
    Được havalo sửa chữa / chuyển vào 10:36 ngày 18/12/2004
  3. havalo

    havalo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/08/2004
    Bài viết:
    939
    Đã được thích:
    1
    Xuất phát từ câu hỏi của bạn fantasy2000, ngẫm thấy cũng nên có tìm hiểu và sưu tầm thêm nữa về dân ca quan họ quê mình. Nhưng nếu chỉ sưu tầm những bài viết dài lê thê thì chắc sẽ không khỏi làm mỏi mắt bạn đọc. Vì thế chúng tôi sẽ cố gắng có kèm theo cả file nhạc để các bạn có thể thưởng thức online cũng như lời bài hát đính kèm. Hy vọng quý bạn gần xa sẽ hài lòng và đóng góp ý kiến cho chúng tôi.
    Ảnh hưởng qua lại giữa lời ca Quan họ với thơ ca dân gian, dân tộc
    Lời thơ trong lời ca Quan họ gắn bó, có ảnh hưởng qua lại đối với ca dao, lời các dân tộc khác, lời thơ trong hệ thống truyện nôm khuyết danh, hoặc truyện nôm có tác giả, nhất là với truyện Kiều.
    Cũng thấy những trường hợp lời ca Quan họ có những câu giống với lời ca chèo, chầu văn và một số dân ca các vùng miền khác. ở đây tìm hiểu thêm mối liên hệ giữa lời thơ Truyện Kiều và lời thơ trong lời ca Quan họ, cũng là mối liên hệ giữa thơ ca dân gian với một tác phẩm thơ ca thành văn vào bậc lớn nhất của Văn học Việt Nam, để từ đó tìm hiểu những thủ pháp nghệ thuật mà người Quan họ đã xử lý trong mối quan hệ nhiều chiều trên con đường sáng tạo lời ca.
    Khi nói tới mối liên hệ này, sẽ không khoa học nếu chỉ giới thiệu rằng khi sáng tạo lời ca Quan họ, người Quan họ chỉ hoàn toàn học tập Truyện Kiều, mà cần nghĩ thêm rằng Nhuyễn Du khi sáng tạo truyện Kiều đã thu hút những tinh hoa của thơ ca dân gian, trong đó không loại trừ hệ thống lời ca Quan họ, nhất là Nguyễn Du có quê mẹ ở quê hương Quan họ và đã từng sống trên quê hương này với thời thơ ấu cũng như khi đã trưởng thành. Mối liên hệ giữa lời ca Quan họ và lời thơ Truyện Kiều tồn tại dưới nhiều dạng thức.
    Có khi giống nhau nguyên văn từng đoạn:
    ... Ngọn đèn khi tỏ khi mờ
    Khiến người ngồi đó cũng ngơ ngẩn sầu
    Khi tựa gối, khi cúi đầu
    Khi vò chín khúc, khi chau đôi mày...
    Nếu đoạn thơ trên là một đoạn thơ mượn từ Truyện Kiều - cũng có thể tin như vậy - cũng chứng tỏ người sáng tạo lời ca Quan họ đã sành về nghệ thuật thơ ca khi chọn lựa đoạn thơ ấy nói điều phải nói.
    Nhưng dạng trên không nhiều mà sự giống nhau từng câu, từng cặp lục bát, hoặc nhiều chữ trong một câu... diễn ra nhiều hơn. Ðiều này chứng tỏ người quan họ khi làm lời ca đã luôn giữ quyền chủ động, bản lĩnh sáng tạo của mình.
    Nếu có một câu hoặc một cặp thơ sáu tám nào đó giống nhau được đặt vào làm lời ca đã luôn giữ quyền chủ động, bản lĩnh sáng tạo của mình.
    Nếu có một câu hoặc một cặp thơ sáu tám nào đó giống nhau được đặt vào bài lời ca Quan họ thì thường đấy là những câu thơ hay, lại được đặt đúng chỗ, tạo nên sự nhất quán của đoạn thơ, bài thơ:
    ... Ruột tầm chín khúc quặn đau
    Lòng này ai tỏ cho nhau hỡi lòng?
    Bước đi một bước trông chừng còn xa
    ....
    Hoặc
    ...Cớ sao tôi phải lạc loài tới đây
    Ai làm nên nỗi nước này
    Hoa ơi ! Sao khéo đọa đày bấy hoa
    Có khi chỉ khác đi một đôi chữ mà mang theo bao nhiêu biến đổi trong nội dung câu thơ
    trong Truyện Kiều có 2 câu:
    ...Người vào chung gối loan phòng
    Nàng ra tựa bóng đèn chong canh chày...
    Ðây là hai câu thơ Nguyễn Du đã viết về nỗi đau trọn đời không quên của Kiều: cảnh cuối cùng trong màn kịch đánh ghen của Hoạn Thư là đẩy Kiều vào sự bẽ bàng, đau khổ đến tột độ về thân phận, giữa đêm dài, trong sự cô đơn. Nguyễn Du nêu lên một nghịch cảnh:
    Cảnh: chung gối loan phòng (Hoạn Thư-Thúc Sinh)
    Cảnh: tựa bóng đèn chong canh chày (Kiều)
    Từ nghịch cảnh ấy, Nguyễn Du miêu tả nỗi đâu thân phận của Kiều. Nhưng, Quan họ cũng có câu hát:
    Người về tựa chốn loan phòng
    Tôi về tựa bóng đèn chong canh chầy
    Trong câu hát này có 5 chữ khác nhau so với 2 câu thơ Kiều, nhưng đã chuyển từ một nghịch cảnh đau khổ trong 2 câu thơ Nguyễn Du chuyển sang cảnh hướng về nhau trong nỗi tương tự của tình yêu trong lời ca Quan họ.
    Cũng "Loan phòng", cũng "tựa bóng đèn chong canh chầy", nhưng là hai tâm hồn hướng tới nhau trong nỗi nhớ thương muôn thủa của tình yêu.
    Ðối với dân ca vùng khác, về phương diện âm nhạc, các nhà nghiên cứu âm nhạc đã nhận rõ sự du nhập vào hệ thống bài ca Quan họ của các điệu lý miền Trung, Lý miền Nam, nhưng đã chuyển hoá đi nhiều hoặc ít, theo phong cách âm nhạc Quan họ.
    Trong các bài du nhập ấy có cả phần lời ca. Ta thử tìm hiểu một lời ca. Lời ca của bài "Lý Thiên Thai":
    Trèo lên trên núi Thiên thai
    Thấy chim loan phượng ăn soài bên đông
    (ăn ngoài biển đông)(?)
    Anh Hai buông áo em ra
    Ðể em đi chợ kẻo đà chợ trưa
    Chợ trưa rau sẽ héo đi
    Lấy chi nuôi mẹ, lấy gì nuôi em
    Trong bài lời ca trên có những điểm cần lưu ý về nghệ thuật ngôn từ - ăn soài bên đông: vùng Quan họ và miền Bắc nói chung không gọi trái soài như miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ, mà gọi là quả muỗm hoặc quả quéo.
    Vậy, có thể nghĩ rằng hai câu thơ đầu có dấu vết của ngôn ngữ miền Nam.
    Trong ca dao có 4 câu:
    Cậu cai buông áo em ra
    Ðể em đi chợ kẻo đà chợ trưa
    Chợ trưa rau sẽ héo đi
    Lấy chi nuôi mẹ, lấy gì nuôi em?
    Lời bài ca quan họ "Lý thiên thai" chỉ khác 4 câu ca dao trên ở chỗ thay cậu cai bằng anh Hai
    Ngay chữ chi trong lấy chi nuôi mẹ cũng rất lạ đối với cách nói vùng Quan họ. Người vùng Quan họ lẽ ra phải hát: "lấy gì nuôi mẹ, lấy gì nuôi em?". Nhưng chữ gì thứ nhất đã được thay bằng chữ chi, chính xác hơn là giữ nguyên chữ chi trong lấy chi - dáng dấp ngôn ngữ miền Trung, miền Nam, - Giữ như vậy, thanh điệu câu thơ hay hơn và khi hát bắt lời hợp với nhạc hơn, lại không làm câu thơ rơi vào sự lặp từ không nghệ thuật.
    Trong nghệ thuật làm lời ca, người Quan họ đã biết sử dụng thể loại thơ, nhất là thể loại thơ lục bát với tất cả mọi dạng biến thể của thể loại này, biết thu hút những tinh hoa của nghệ thuật thơ ca dân gian, dân tộc, nhất là những tác phẩm nổi tiếng của dân tộc như Truyện Kiều, biết sử dụng ngôn ngữ thơ ca để xây dựng nên những hình tượng trữ tình đặc sắc, những đoạn thơ, câu thơ, ý thơ mới chỉ cần đọc diễn cảm, chưa cần hát, đã khiến người nghe xúc động, bồi hồi vì tình, vì ý... của thơ.
    Chính vì những thành tựu trong nghệ thuật thơ ca như vậy, nên nhiều bài lời ca Quan họ có giá trị độc lập của thơ ca. Liên kết những bài lời ca có giá trị thơ ca cao với sự sáng tạo âm nhạc và những giọng hát hay, đẹp của người Quan họ, chúng ta đã có những bài hát sống mãi.
    (sưu tầm)
    Được havalo sửa chữa / chuyển vào 10:36 ngày 18/12/2004
  4. havalo

    havalo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/08/2004
    Bài viết:
    939
    Đã được thích:
    1
    ĐI TÌM BÈO DẠT MÂY TRÔI
    Những năm gần đây, trong một số đĩa CD, băng Karaoke, băng từ tính có bài Bèo dạt mây trôi được giới thiệu là dân ca Nghệ Tĩnh. Việc này chẳng sao và không cần thiêt đến chúng tôi phải bàn. Nhưng cũng có băng, cũng có những khán giả yêu thích.... giới thiệu hoặc đang hiểu Bèo dạt mây trôi là Dân ca Quan họ Bắc Ninh, vì lẽ đó mới đến lượt (đồng thời cũng là trách nhiệm) chúng tôi đi tìm Bèo dạt mây trôi.
    Trước hết, chúng tôi thấy từ những năm 1970 trở lại đây không có làng quan họ nào hát bài này. Nhạc sĩ quá cố Hồng Thao đã ghi âm174 làn điệu mà không hề có làn điệu Bèo dạt mây trôi .Và ông đã từng cho biết thêm: Nhạc sĩ Nguyễn Chính công tác tại Nhà hát Ca múa nhạc Việt Nam năm 1968. Người thu thanh đầu tiên bài dân ca này là nghệ sĩ Thương Huyền và được đài giới thiệu là Dân ca Quan họ. Hỏi nhạc sĩ Nguyễn Chính sưu tầm ở đâu ra Bèo dạt mây trôi thì được trả lời " ...cũng không nhớ...".v...
    Từ năm 1992 đến nay, Đài Tiếng nói Việt Nam lại giới thiệu "Bèo dạt mây trôi" là dân ca Nghệ Tĩnh. Đúng hay sai chúng tôi không bàn. Chỉ biết căn cứ vào tính chất và đặc điểm âm nhạc vùng Thanh Nghệ Tĩnh, đồng thời căn cứ vào ngữ phương vùng Thanh Nghệ, chúng tôi cho rằng Bèo dạt mây trôi chưa phải là dân ca Nghệ Tĩnh. Thậm chí quý Đài của chúng ta (cả nhiều người vẫn tưởng) bấy lâu nay giới thiệu Giận mà thương là dân ca Nghệ Tĩnh cũng là sai. Chúng tôi và nhiều nhà nghiên cứu đã biết bài ca đó có tác giả là Nguyễn Trung Phong sáng tác hẳn hoi. Ông viết Giận mà thương nằm trong vở kịch do ông sáng tác nhạc có tựa đề Mẹ vắng nhà. Bao nhiêu năm rồi, nhiều người (kể cả người Nghệ Tĩnh) cũng cứ tưởng đây là bài Dân ca Nghệ Tĩnh.
    Vòng vo một chút để trở lại việc đi tìm Bèo dạt mây trôi. Thiết nghĩ việc lầm lẫn trong việc giới thiệu là khó tránh khỏi, mặc dù đó là điều đáng tiếc. Với chúng tôi, việc đi tìm Bèo dạt mây trôi vẫn chưa tới đích, gốc nguồn chẳng thấy đâu. Kết thúc bài viết rồi mà Bèo vẫn dạt, mây vẫn trôi... lững lờ trôi...
    (Trích bài của NS. Đức Miêng)
    Mời các bạn thưởng thức bài này qua sự thể hiện của Nghệ sỹ Ba Trọng:
    Được havalo sửa chữa / chuyển vào 18:05 ngày 17/12/2004
  5. havalo

    havalo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/08/2004
    Bài viết:
    939
    Đã được thích:
    1
    ĐI TÌM BÈO DẠT MÂY TRÔI
    Những năm gần đây, trong một số đĩa CD, băng Karaoke, băng từ tính có bài Bèo dạt mây trôi được giới thiệu là dân ca Nghệ Tĩnh. Việc này chẳng sao và không cần thiêt đến chúng tôi phải bàn. Nhưng cũng có băng, cũng có những khán giả yêu thích.... giới thiệu hoặc đang hiểu Bèo dạt mây trôi là Dân ca Quan họ Bắc Ninh, vì lẽ đó mới đến lượt (đồng thời cũng là trách nhiệm) chúng tôi đi tìm Bèo dạt mây trôi.
    Trước hết, chúng tôi thấy từ những năm 1970 trở lại đây không có làng quan họ nào hát bài này. Nhạc sĩ quá cố Hồng Thao đã ghi âm174 làn điệu mà không hề có làn điệu Bèo dạt mây trôi .Và ông đã từng cho biết thêm: Nhạc sĩ Nguyễn Chính công tác tại Nhà hát Ca múa nhạc Việt Nam năm 1968. Người thu thanh đầu tiên bài dân ca này là nghệ sĩ Thương Huyền và được đài giới thiệu là Dân ca Quan họ. Hỏi nhạc sĩ Nguyễn Chính sưu tầm ở đâu ra Bèo dạt mây trôi thì được trả lời " ...cũng không nhớ...".v...
    Từ năm 1992 đến nay, Đài Tiếng nói Việt Nam lại giới thiệu "Bèo dạt mây trôi" là dân ca Nghệ Tĩnh. Đúng hay sai chúng tôi không bàn. Chỉ biết căn cứ vào tính chất và đặc điểm âm nhạc vùng Thanh Nghệ Tĩnh, đồng thời căn cứ vào ngữ phương vùng Thanh Nghệ, chúng tôi cho rằng Bèo dạt mây trôi chưa phải là dân ca Nghệ Tĩnh. Thậm chí quý Đài của chúng ta (cả nhiều người vẫn tưởng) bấy lâu nay giới thiệu Giận mà thương là dân ca Nghệ Tĩnh cũng là sai. Chúng tôi và nhiều nhà nghiên cứu đã biết bài ca đó có tác giả là Nguyễn Trung Phong sáng tác hẳn hoi. Ông viết Giận mà thương nằm trong vở kịch do ông sáng tác nhạc có tựa đề Mẹ vắng nhà. Bao nhiêu năm rồi, nhiều người (kể cả người Nghệ Tĩnh) cũng cứ tưởng đây là bài Dân ca Nghệ Tĩnh.
    Vòng vo một chút để trở lại việc đi tìm Bèo dạt mây trôi. Thiết nghĩ việc lầm lẫn trong việc giới thiệu là khó tránh khỏi, mặc dù đó là điều đáng tiếc. Với chúng tôi, việc đi tìm Bèo dạt mây trôi vẫn chưa tới đích, gốc nguồn chẳng thấy đâu. Kết thúc bài viết rồi mà Bèo vẫn dạt, mây vẫn trôi... lững lờ trôi...
    (Trích bài của NS. Đức Miêng)
    Mời các bạn thưởng thức bài này qua sự thể hiện của Nghệ sỹ Ba Trọng:
    Được havalo sửa chữa / chuyển vào 18:05 ngày 17/12/2004
  6. lotuscygne66

    lotuscygne66 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/10/2004
    Bài viết:
    34
    Đã được thích:
    0
    Có bác nào biết trang web có lời các bài hát dân ca quan họ không? chỉ dùm tui với tui muốn xem và in ra để về nhà " nhẩm hát theo " cho đỡ nhớ quê nhà.
    nếu có xin báo cho tui ngay , xin cảm ơn trước.
    merci!!!
    ne rien pouvoir changer mon amour destiné à toi .
  7. lotuscygne66

    lotuscygne66 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/10/2004
    Bài viết:
    34
    Đã được thích:
    0
    Có bác nào biết trang web có lời các bài hát dân ca quan họ không? chỉ dùm tui với tui muốn xem và in ra để về nhà " nhẩm hát theo " cho đỡ nhớ quê nhà.
    nếu có xin báo cho tui ngay , xin cảm ơn trước.
    merci!!!
    ne rien pouvoir changer mon amour destiné à toi .
  8. havalo

    havalo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/08/2004
    Bài viết:
    939
    Đã được thích:
    1
    Người về em chẳng cho về
    Em lôi vạt áo em đề câu thơ
    Câu thơ ba chữ đề rằng
    Chữ Trung chữ Hiếu chữ Tình đôi ta
    Chữ Trung em để phần Cha
    Chữ Hiếu phần Mẹ còn đôi ta chữ.......Tình
    Sau đây là bài hát: Người ơi người ở em về í quên đừng về
    Người ơi người ở đừng về! Người ơi! Người ở đừng về!
    Người về anh vẫn (í i ì í i í i i) có mấy trông (i ì) theo,
    Trông (ì í a a) nước tình (a) chung là như nước chảy,
    Mà này cũng có a trông bèo, trông bèo là bèo trôi.
    Người ơi người ở đừng về.
    Người về em vẫn (í i ì í i í i i) có mấy khóc (i ì) thầm,
    Ðôi (ì í a a) bên là bên sóng như vạt áo,
    Mà này cũng có (a) ướt đẫm, ướt đẫm như mưa,
    Người ơi người ở đừng về.
    Người về anh dặn (í i ì í i í i i) có mấy lời này rằng,
    Sông (ì í a a) sâu là sâu sông nên chớ lội,
    Mà này cũng có (a) đò đầy, đò đầy chớ qua,
    Người ơi người ở đừng về.
    Người về em dặn (í i ì í i í i i) có mấy tái hồi,
    Yêu (ì í a a) em thời em mong anh gình giữ
    Mà này cũng có (a) đừng ngồi, đừng ngồi với ai.
    Người ơi người ở đừng về.
    Người ơi! Người ở em về!
  9. havalo

    havalo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/08/2004
    Bài viết:
    939
    Đã được thích:
    1
    Người về em chẳng cho về
    Em lôi vạt áo em đề câu thơ
    Câu thơ ba chữ đề rằng
    Chữ Trung chữ Hiếu chữ Tình đôi ta
    Chữ Trung em để phần Cha
    Chữ Hiếu phần Mẹ còn đôi ta chữ.......Tình
    Sau đây là bài hát: Người ơi người ở em về í quên đừng về
    Người ơi người ở đừng về! Người ơi! Người ở đừng về!
    Người về anh vẫn (í i ì í i í i i) có mấy trông (i ì) theo,
    Trông (ì í a a) nước tình (a) chung là như nước chảy,
    Mà này cũng có a trông bèo, trông bèo là bèo trôi.
    Người ơi người ở đừng về.
    Người về em vẫn (í i ì í i í i i) có mấy khóc (i ì) thầm,
    Ðôi (ì í a a) bên là bên sóng như vạt áo,
    Mà này cũng có (a) ướt đẫm, ướt đẫm như mưa,
    Người ơi người ở đừng về.
    Người về anh dặn (í i ì í i í i i) có mấy lời này rằng,
    Sông (ì í a a) sâu là sâu sông nên chớ lội,
    Mà này cũng có (a) đò đầy, đò đầy chớ qua,
    Người ơi người ở đừng về.
    Người về em dặn (í i ì í i í i i) có mấy tái hồi,
    Yêu (ì í a a) em thời em mong anh gình giữ
    Mà này cũng có (a) đừng ngồi, đừng ngồi với ai.
    Người ơi người ở đừng về.
    Người ơi! Người ở em về!
  10. havalo

    havalo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/08/2004
    Bài viết:
    939
    Đã được thích:
    1
    Ba quan một chiếc là chiếc thuyền nan, có về là về với hội (KBC) có gái ngoan gái ngoan tìm chồng.....nào Ô mấy dẫu tình rằng cô cả cô hai đấy ơi, anh cả anh hai đấy ơi....
    Tiếp theo chương trình là bài hát: Ba quan - Dân ca quan họ Bắc Ninh

    Ba quan một chiếc chiếc thuyền nan,
    có về là về với hội có gái ngoan gái ngoan tìm chồng
    Ô mấy dẫu tình rằng cô cả cô hai đấy ơi, anh cả anh hai đấy ơi.
    Ba quan một chiếc chiếc thuyền không
    Có về là về với hội có biển sông biển sông Ngân Hà
    Ô mấy dẫu tình rằng cô cả cô hai đấy ơi, anh cả anh hai đấy ơi.
    Ba quan một chiếc chiếc thuyền mành
    Có về là về với hội có cái danh cái danh hơn đời
    Ô mấy dẫu tình rằng, cô cả cô hai có biết không, anh cả anh hai có biết không.
    Trên trời (trên trời) có đám mây xanh, ô mấy dẫu tình ơi
    Có con ngựa bạch chạy quanh cổng trời ô mấy dẫu tình ơi.
    Đôi ta (đôi ta) muốn lấy nhau chơi, ô mấy dẫu tình ơi
    Nhưng cái duyên không định thì trời không xe, ô mấy dẫu tình xe.
    Chạnh lòng thiếp lắm chàng ơi, biết rằng lên ngược xuống xuôi lỡ làng. Ô mấy đãu tình rằng ô mấy dẫu tình ơi, Ô mấy đãu tình rằng ô mấy dẫu tình ơi...................
    Free talk: Trầu này trầu của em têm, anh xơi một miếng càng thêm mặn nồng. Trầu này trầu tính trầu tình, ăn vào cho đỏ môi mình môi ta.
    Ăn một miếng trầu gặp đây ăn một miếng trầu
    không ăn cầm lấy, không ăn cầm lấy cho nhau bằng lòng, trầu này trầu tính trầu tình, trầu này trầu tính trầu tình.
    Ăn vào cho đỏ ăn vào cho đỏ môi mình môi ta, miếng trầu ta miếng trầu vàng.
    Đứng ở đằng xa yêu nhau đứng ở đằng xa, con mắt liếc lại con mắt liếc lại bằng ba đứng gần.
    Anh còn son, em cũgn còn son. Anh còn son, em cũgn còn son
    Ước gì ta được ước gì ta được làm con một nhà. Anh về thưa với mẹ cha. Em về thưa với mẹ cha. Ta về thưa với mẹ cha
    Ta về thưa với mẹ cha.
    Được havalo sửa chữa / chuyển vào 17:51 ngày 17/12/2004

Chia sẻ trang này