1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Văn hoá Kinh Bắc

Chủ đề trong 'Bắc Giang - Bắc Ninh' bởi meomeo84, 10/12/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. meomeo84

    meomeo84 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    04/12/2002
    Bài viết:
    378
    Đã được thích:
    0
    Văn hoá Kinh Bắc

    Chào cả nhà! Em định làm 1 ?oxê-di? về Quan họ, mong các bác xa gần ai có khả năng thì ủng hộ cho phong phú.


    Văn hóa Quan họ là một nét đẹp độc đáo trong sinh hoạt văn hoá cộng đồng của người Bắc Ninh. Từ xưa tới nay, khách thập phương nói đến Bắc Ninh không thể không nói đến Quan họ. Cả nước say đắm Quan họ không chỉ bởi tiếng hát đậm đà, thắm thiết mà còn bởi nếp sống thanh lịch được biểu hiện từ lời ăn tiếng nói, sự nền nã, tế nhị trong giao tiếp giữa con người với con người với nhau. Nét đẹp ấy cho đến ngày nay vẫn còn nguyên giá trị, được kế thừa và phát triển.
    Văn hoá Quan họ phản ánh đầy đủ và sâu sắc những mối quan hệ đặc thù của người dân vùng Quan họ. Đó là mối quan hệ không những giữa những người trong một cộng đồng, làng xóm mà còn là quan hệ giữa các làng với nhau. Đó là một loại hình văn hoá cộng đồng, lấy chữ: ?olễ, nghĩa? làm trọng.Hai mặt ấy hoà quyện với nhau tạo thành nội dung phản ánh tình người trong Quan họ.
    1.Tục kết bạn của Quan họ:
    Quan họ kết bạn với nhau. Lễ nghĩa của người Quan họ vậy là vượt ra khỏi mối quan hệ huyết thống công xã mà gắn kết các công xã với nhau. Lối chơi này thể hiện lễ nghĩa của các làng trong cùng một chạ.
    Có 2 loại kết bạn Quan họ:Loại kết bạn không bền vững, chỉ tồn tại trong thời gian ngắn, khoảng 4-5 năm lại có thể thay bạn hoặc kết thêm bạn.Loại kết bạn này thường là không phải của những làng kết chạ với nhau.
    Loại kết bạn truyền đời : là loại kết bạn rất bền vững theo nguyên tắc đối xứng: một- một. Điểm nổi bật là ta chỉ thấy các cặp Quan họ kết bạn truyền đời ở những làng cùng chạ với nhau.
    2. Quan họ không lấy nhau:Khi Quan họ đã kết bạn với nhau rồi thì một số không được lấy nhau. Điều cấm đoán này cũng là xuất phát từ khoán ước của làng cùng chạ. Khi 2 làng cùng chạ với nhau rồi, họ coi nhau như anh em một nhà.Vậy nên hầu hết các chạ đều ghi vào khoán ước chung là con trai, con gái 2 nơi không được lấy nhau. Ngoài ra ở những làng không kết chạ thì trai gái Quan họ 2 bên vẫn được phép nên vợ nên chồng.
    3. Quan họ và lễ hội:
    Mối quan hệ giữa văn hoá Quan họ và văn hoá lễ hội là một mối quan hệ tương tác, hai chiều: Lễ hội là điều kiện để Quan họ tồn tại, phát triển. Ngược lại, Quan họ với tư cách là một bệ phận cấu thành lễ hội làng xã đã làm cho lễ hội vùng quan họ mang mầu sắc riêng: lễ hội vừa được nâng cao hơn về tính cộng đồng, lại vừa thêm tôn nghiêm, sôi động và trữ tình.
    Bắc Ninh xưa có thể xem là quê hương của hội hè. Hầu hết các làng xóm đều có hội riêng. Riêng ở 44 làng quan họ gốc, thì làng nào cũng có lễ hội mùa xuân, tập trung vào các tháng giêng, hai.
    Lễ hội là môi trường để nam nữ Quan họ kết bạn với nhau:
    Những ngày lễ hội mùa xuân trước hết là dịp để những nhóm Quan họ (gọi là bọn Quan họ) mới thành lập kết bạn với nhau. Quan họ tìm bạn theo nguyên tắc ?oNam tòng nữ?. Một bọn Quan họ nam mới thành lập, rủ nhau sắm cơi giầu đi xem hội ở một làng nào đó. Đến hội, họ mời giầu một bọn Quan họ nữ mà đoán là chưa có bạn. Sau đó là cùng hát, xin phép các gia đình bên nữ làm lễ ở đình.Như vậy là hội là môi trường để nam nữ Quan họ kết bạn với nhau.
    4.Miếng trầu trong văn hoá Quan họ:
    Miếng trầu cũng là một loại ngôn ngữ thầm kín nhưng lại nói rất rõ tiếng lòng, tình nghĩa của người mời.Trong mọi hành vi sinh hoạt của Quan họ đều gắn với miếng trầu.

    <P><FONT face="Times New Roman" color=magenta size=5><EM>"Cuộc đời con người không có bản nháp"</EM></FONT></P>

    Được vuthanhminh sửa chữa / chuyển vào 12:23 ngày 11/12/2003
  2. meomeo84

    meomeo84 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    04/12/2002
    Bài viết:
    378
    Đã được thích:
    0
    bác minh ơi, nhờ bác đính thêm phần trang phuc quan họ vào bài trên cho em nhá!
    THANKS bác nhiều!
    "Cuộc đời con người không có bản nháp"
  3. meomeo84

    meomeo84 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    04/12/2002
    Bài viết:
    378
    Đã được thích:
    0
    bác minh ơi, nhờ bác đính thêm phần trang phuc quan họ vào bài trên cho em nhá!
    THANKS bác nhiều!
    "Cuộc đời con người không có bản nháp"
  4. vuthanhminh

    vuthanhminh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/02/2002
    Bài viết:
    4.150
    Đã được thích:
    0
    vào đầu bài hay là tên chủ đề hả em ? anh định chèn thêm vào bài của em vài tấm hình nhưng ttvn bị lỗi ! không tải lên được ! để sau nhé !!
                                sun + moon = ???
     welcome to Kinh Bac club : ttvnol.com/KBC.ttvn
  5. vuthanhminh

    vuthanhminh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/02/2002
    Bài viết:
    4.150
    Đã được thích:
    0
    vào đầu bài hay là tên chủ đề hả em ? anh định chèn thêm vào bài của em vài tấm hình nhưng ttvn bị lỗi ! không tải lên được ! để sau nhé !!
                                sun + moon = ???
     welcome to Kinh Bac club : ttvnol.com/KBC.ttvn
  6. Oc_luoc

    Oc_luoc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/09/2003
    Bài viết:
    8
    Đã được thích:
    0
    Chào các đồng hương! Các em ơi, có ai biết có thể download ở đâu bài hát, bài viết, tranh ảnh... về quê hương Kinh Bắc thì chỉ cho chị với! Không biết Bắc Ninh có trang web riêng không nhỉ? Chị chỉ biết trang web của Sở Kế hoạch đầu tư, nhưng chưa thoả mãn lắm. Ai biết thì giúp chị với nhé.
    Chị cảm ơn nhiều!
  7. Oc_luoc

    Oc_luoc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/09/2003
    Bài viết:
    8
    Đã được thích:
    0
    Chào các đồng hương! Các em ơi, có ai biết có thể download ở đâu bài hát, bài viết, tranh ảnh... về quê hương Kinh Bắc thì chỉ cho chị với! Không biết Bắc Ninh có trang web riêng không nhỉ? Chị chỉ biết trang web của Sở Kế hoạch đầu tư, nhưng chưa thoả mãn lắm. Ai biết thì giúp chị với nhé.
    Chị cảm ơn nhiều!
  8. Oc_luoc

    Oc_luoc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/09/2003
    Bài viết:
    8
    Đã được thích:
    0
    Có 1 bài viết của chị bạn mình, thấy khá hay nên xin được post vào đây góp vui cùng cả nhà.
    _________________________
    Trên quê hương quan họ ...
    Họa Mi
    Nếu bạn sinh ra ở một làng quan họ thì làng sẽ không chỉ là quê của bạn, mà còn là quê hương của quan họ. Mỗi lần nghe một bài hát quan họ, tôi lại tự nhủ, nếu quê mình là một làng quan họ thì chắc tự hào lắm đây, dù hát chẳng hay thì cũng sẽ lẩm nhẩm mà hát suốt ngày mất. Thôi thì không được quê quan họ, không được lớn lên trong làn điệu quan họ thiết tha, không được nhớ, được thương bằng câu hát trao nhau, thì tôi phải tìm cách mà được nghe hát, được xem hát thì mới thỏa.
    Quê hương quan họ chắc đẹp lắm nhỉ, đến ''một làn nắng ... cũng mang điệu dân ca'' kia mà. Sông Cầu nước chảy lơ thơ, người ta đứng chân cầu đợi nhau,... Chao ôi phong cảnh hữu tình, đất và người hẳn đều duyên lắm, đẹp lắm.
    Khi ấy chưa đến đâu mà tôi đã hình dung những cô gái nết na thùy mị, ngày thường váy lĩnh, áo nâu, yếm lụa, chăm chỉ dệt lụa quay tơ hay cần mẫn cấy lúa, miệng ngân nga câu hát. Ngày xưa hay ngày nay lãng mạn hơn đây, khi mà chân cầu chị hai giặt áo, anh hai thổi sáo, dặt dìu câu hát. Đêm trăng sáng, gió đưa rặng tre rì rào, khúc hát giao duyên chắc sẽ chốc chốc vút lên bổng xuống trầm. Chắc họ hát tự nhiên như thể người ta vẫn nói chuyện với nhau vậy, khác chăng chỉ là lời ngọt ngào hơn nhiều lần, say hơn nhiều lần.
    Qua câu hát tôi thấy họ yêu nhau làm sao, và cũng yêu làng làm sao. Làng quan họ thật thân thương và đẹp như tranh vẽ. Mỗi khi nghĩ về một hình mẫu một làng Bắc Bộ tôi lập tức nhớ đến câu hát về làng quan họ, có làng nho nhỏ, đình đầu làng với hồ nước trong vắt, lũy tre xanh xanh lòa xòa bên dòng sông uốn khúc. Thì đây, ''làng quan họ quê tôi, tháng Giêng mùa hát hội, con sông Cầu làng bao quanh, ven lưng làng quan họ xanh xanh''. Chà chà, cái gì chưa thấy thì lại càng kích thích trí tưởng tượng. Này nhé, ngày hội làng ra Giêng, phơi phới mấy cô thôn nữ áo tứ thân chít khăn mỏ quạ, má ửng hồng đào đang thẹn thùng từng tốp ven đình làng, dúi vào nhau cười rúc rích, mặc cho các chàng áo the khăn xếp buông lời hát trêu. Rất là duyên đấy nhé !
    Làng thì hẳn là có đình làng, có hồ bán nguyệt để mỗi khi hội làng mở ra thì cảnh ''giữa đình hồ bán nguyệt, chị cả tựa mạn thuyền, anh hai ngồi thổi sáo, (ấy) quan họ về (mà) là về trao duyên, (ấy) quan họ về (mà) là về trao duyên ... '' cũng lại mở ra. Thật là ca từ ngọt lịm !
    Các cô gái chốn Kinh Bắc vốn đảm đang có tiếng và duyên cũng có tiếng, hẳn trông sẽ mặn mà lắm, chẳng kém gì câu hát ngợi ca ''việc nước việc nhà vẹn toàn, nắng mưa nhọc nhằn vẫn tươi xinh''. Bởi thế người ta bảo rằng đi nghe hát quan họ cũng là đi xem hát. Thế thì nghe đài, nghe băng, xem TV làm sao tôi đã thỏa, phải đi đến tận nơi mới được.
    Thèm đến thế thì bồn chồn lắm, không thể nhịn được lâu. Rồi một ngày đầu xuân năm xưa tôi được rủ đi mục sở thị Hội làng Lim nổi tiếng. Còn gì hấp dẫn hơn, mong ước bấy lâu rồi mà. Thế là lập tức tôi gạt luôn các kế hoạch đi đền đi chùa khác, hăm hở đồng ý sang sông xem hát.
    Ngày xuân năm ấy trời không những không mưa mà trời còn hửng nắng. Mới được rủ đi là ngay trong đầu cứ rộn ràng lên bao ý nghĩ. Nhưng xe phóng đi rồi, đầu còn đang rộn lên các ý nghĩ lộn xộn, thực chưa kịp nghĩ gì gọn ghẽ, thì đã đến nơi trảy hội mất rồi. Thoáng một cái, qua cầu Chương Dương một lát thôi, tôi đã thấy một đoàn dài và hình như có rước kiệu. Quả thật tôi chưa tìm hiểu về cách tổ chức lễ hội truyền thống làng Lim và mấy làng quanh đó, cũng chưa có ý niệm về khoảng cách gần đến thế, nên ban đầu còn cứ tưởng một đám rước gì khác cơ. Ồ, hóa ra nào có xa xôi gì ! Bạn bảo, thế là bắt đầu Hội Lim rồi đấy.
    Nghe hát mà tưởng tượng thì tôi đã nghĩ khác xa với thực tế lắm. Trước hết là Hội quá đông đúc trên một diện tích chật chội. Vả lại, những năm ấy, các lễ hội làng truyền thống mới được khôi phục nên tổ chức còn lộn xộn lắm. Tiếng loa dẹp đường, nhắc nhở, gửi xe, rồi tiếng đọc danh sách quyên góp này nọ, trẻ lạc, người mất cắp,... át cả tiếng mấy băng hát quan họ phát ra ở vài nơi đấu lại. Tôi hơi sững lại vì đã trót tưởng tượng rằng ngày hội giờ cũng phải gần như ngày hội cổ tích trong bài hát. Hội chỉ là hội của làng trên xóm dưới, thêm vài thôn lận cận tụ hội lại hát thi, chứ ai nghĩ lại đông đúc đến thế. Nhìn quanh thì đa phần cũng tứ xứ như mình, cứ nhớn nhác tìm xem chốn nào đang hát giao duyên. Cũng may nhanh tay nhanh mắt chúng tôi tìm ra được đình làng phía trước sân cờ nheo phấp phới, sân khấu có vẻ quy củ hơn, có đoàn văn nghệ xã hát bè rất ăn ý. Nhưng chừng một lát thì thôi. Tôi vốn chẳng ưa thích những gì quá nhân tạo, bèn lẻn ra hồ, nơi có mấy chiếc thuyền giả thuyền rồng, có mấy liền anh liền chị vẻ như nghiệp dư hơn đang hát. Cảnh hồ gió hây hẩy, nghe hát có không gian hơn và ít người lại qua chen lấn xô đẩy nên nghe vào hơn. Nhưng xem ra hát còn sượng lắm, vẫn mấy bài hát vẫn nghe trên đài mà giọng lại không mượt bằng. Ngày xưa người ta hát là hát giao duyên, kịch ít, tình nhiều, hát mà say nhau, say đến nỗi người triều đình phải dừng bước mà thành tên quan họ. Người xưa tiếng hát ăn vào máu, nghe hát từ khi còn ẵm ngửa, biết hát trước cả dậy thì, nên hát đối nhau nhuần nhị, mượt mà, ca từ sáng tạo mà đậm tình đậm nghĩa. Hơn nhau cũng là hơn nhau câu hát, say nhau cũng là say vì câu hát, chứ đâu gượng gạo thế này. Hơi thất vọng, tôi nhìn quanh và đi lòng vòng, định bụng nháy bạn, thôi đi về, có khi mình về rồi lên Phủ xem sao. Chợt mắt sững lại trước 2 hàng các cụ đang đứng hát sau đình, phía đồi thấp. Thế là dừng bước tìm ra đứng nghe.
    Đến đó tôi mới thật sự hiểu ra rằng ngày xưa người ta hát đối nhau thế nào. Phía sau đinh không cần sân khấu, các cụ đều đã già cả rồi, có lẽ đều đã trên 60 tuổi, mặc áo dài nâu, vài cụ ông một hàng, vài cụ bà một hàng, nắm tay nhau đứng hát. Các cụ hát nghe không rõ nữa, cũng nhiều điệu rất lạ, nghe hiểu thôi mà không nhớ nữa. Có điều xem các cụ hát thấy các cụ yêu hát thực sự, các cụ nắm tay nhau đung đưa, đôi khi theo ý theo tình các cụ cũng nhìn nhau ý vị. Chắc hẳn ngày xưa trong số các cụ đây thể nào chả có những liền anh liền chị một thời xuân sắc tiếng hát nức làng trên xóm dưới. Hẳn cũng có thời các cụ ông áo the khăn xếp, các cụ bà áo tứ thân, yếm đào, dải lụa, thắt đáy lưng o­ng mà hát đối nhau, hát bằng miệng, hát bằng cái ngoắt đầu, cái lắc tay, bằng đôi mắt lá răm liếc sang rất ngọt.
    Giọng các cụ khàn khàn nhưng các cụ hát say lắm, tiếng loa ngoài kia còn có khi ngừng bặt chứ các cụ chẳng chịu ngừng. Có lẽ đây là dịp hiếm hoi để người quên đi tuổi tác. Khúc hát giao duyên làm gì có tuổi, ngày xưa tóc bỏ đuôi gà người đã hát, ngày nay tóc bạc phơ, vành khăn nhàu cuốn trễ, người vẫn hát, vẫn ngân nga. Không hiểu sao xem các cụ hát tôi mới tưởng đến hình ảnh ''những cô Tấm ngày xưa, như vẫn còn đây, trong ngày trảy hội...''.
    Tôi tự cho mình may mắn vì đã không bỏ về ngay, vì đã được xem các cụ hát. Tiếc rằng các cụ hát không nghỉ nên tôi chẳng thể xen vào để hỏi thăm các cụ về quan họ ngày xưa. Nhưng tôi biết, tôi đâu chỉ đến quê hương quan họ một lần rồi thôi.
    Còn bạn, đừng ngần ngại nữa, hãy hăng hái trảy hội làng quan họ đi thôi, để khi về truyền cho tôi tiếng ca đầu ngọn gió, để kể cho tôi nghe ''nón quai thao nói gì người ơi''... Ra Giêng này hãy cứ đến thăm hội làng quan họ đi, sẽ chẳng mất gì, mà bạn sẽ được, sẽ được rất nhiều xuân. Bạn sẽ thấy những điều mới lạ khác với điều tôi từng thấy. Hội làng mở lại đã vài năm rồi, hẳn đã khác ngày tôi đi nhiều lắm. Vả chăng, cũng như những người yêu nhau thì thương từ nết ăn nết ở của nhau, cái nhược nhiều khi thành nét duyên riêng, nếu bạn yêu dân ca quan họ, chắc hẳn bạn sẽ tìm được đôi điều đáng nhớ. Khi có được những điều ấy là bạn thành có duyên với quê hương quan họ, dứt áo ra về, hẳn dạ còn bùi ngùi với lời ai tha thiết ... ''người về em chẳng vui đâu'' ...
    16 Jan 2002
    P.S: lời bài hát chắc không chính xác lắm vì tôi không quê quan họ mà. Nếu có sai sót xin châm chước và góp ý cho tôi.
  9. Oc_luoc

    Oc_luoc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/09/2003
    Bài viết:
    8
    Đã được thích:
    0
    Có 1 bài viết của chị bạn mình, thấy khá hay nên xin được post vào đây góp vui cùng cả nhà.
    _________________________
    Trên quê hương quan họ ...
    Họa Mi
    Nếu bạn sinh ra ở một làng quan họ thì làng sẽ không chỉ là quê của bạn, mà còn là quê hương của quan họ. Mỗi lần nghe một bài hát quan họ, tôi lại tự nhủ, nếu quê mình là một làng quan họ thì chắc tự hào lắm đây, dù hát chẳng hay thì cũng sẽ lẩm nhẩm mà hát suốt ngày mất. Thôi thì không được quê quan họ, không được lớn lên trong làn điệu quan họ thiết tha, không được nhớ, được thương bằng câu hát trao nhau, thì tôi phải tìm cách mà được nghe hát, được xem hát thì mới thỏa.
    Quê hương quan họ chắc đẹp lắm nhỉ, đến ''một làn nắng ... cũng mang điệu dân ca'' kia mà. Sông Cầu nước chảy lơ thơ, người ta đứng chân cầu đợi nhau,... Chao ôi phong cảnh hữu tình, đất và người hẳn đều duyên lắm, đẹp lắm.
    Khi ấy chưa đến đâu mà tôi đã hình dung những cô gái nết na thùy mị, ngày thường váy lĩnh, áo nâu, yếm lụa, chăm chỉ dệt lụa quay tơ hay cần mẫn cấy lúa, miệng ngân nga câu hát. Ngày xưa hay ngày nay lãng mạn hơn đây, khi mà chân cầu chị hai giặt áo, anh hai thổi sáo, dặt dìu câu hát. Đêm trăng sáng, gió đưa rặng tre rì rào, khúc hát giao duyên chắc sẽ chốc chốc vút lên bổng xuống trầm. Chắc họ hát tự nhiên như thể người ta vẫn nói chuyện với nhau vậy, khác chăng chỉ là lời ngọt ngào hơn nhiều lần, say hơn nhiều lần.
    Qua câu hát tôi thấy họ yêu nhau làm sao, và cũng yêu làng làm sao. Làng quan họ thật thân thương và đẹp như tranh vẽ. Mỗi khi nghĩ về một hình mẫu một làng Bắc Bộ tôi lập tức nhớ đến câu hát về làng quan họ, có làng nho nhỏ, đình đầu làng với hồ nước trong vắt, lũy tre xanh xanh lòa xòa bên dòng sông uốn khúc. Thì đây, ''làng quan họ quê tôi, tháng Giêng mùa hát hội, con sông Cầu làng bao quanh, ven lưng làng quan họ xanh xanh''. Chà chà, cái gì chưa thấy thì lại càng kích thích trí tưởng tượng. Này nhé, ngày hội làng ra Giêng, phơi phới mấy cô thôn nữ áo tứ thân chít khăn mỏ quạ, má ửng hồng đào đang thẹn thùng từng tốp ven đình làng, dúi vào nhau cười rúc rích, mặc cho các chàng áo the khăn xếp buông lời hát trêu. Rất là duyên đấy nhé !
    Làng thì hẳn là có đình làng, có hồ bán nguyệt để mỗi khi hội làng mở ra thì cảnh ''giữa đình hồ bán nguyệt, chị cả tựa mạn thuyền, anh hai ngồi thổi sáo, (ấy) quan họ về (mà) là về trao duyên, (ấy) quan họ về (mà) là về trao duyên ... '' cũng lại mở ra. Thật là ca từ ngọt lịm !
    Các cô gái chốn Kinh Bắc vốn đảm đang có tiếng và duyên cũng có tiếng, hẳn trông sẽ mặn mà lắm, chẳng kém gì câu hát ngợi ca ''việc nước việc nhà vẹn toàn, nắng mưa nhọc nhằn vẫn tươi xinh''. Bởi thế người ta bảo rằng đi nghe hát quan họ cũng là đi xem hát. Thế thì nghe đài, nghe băng, xem TV làm sao tôi đã thỏa, phải đi đến tận nơi mới được.
    Thèm đến thế thì bồn chồn lắm, không thể nhịn được lâu. Rồi một ngày đầu xuân năm xưa tôi được rủ đi mục sở thị Hội làng Lim nổi tiếng. Còn gì hấp dẫn hơn, mong ước bấy lâu rồi mà. Thế là lập tức tôi gạt luôn các kế hoạch đi đền đi chùa khác, hăm hở đồng ý sang sông xem hát.
    Ngày xuân năm ấy trời không những không mưa mà trời còn hửng nắng. Mới được rủ đi là ngay trong đầu cứ rộn ràng lên bao ý nghĩ. Nhưng xe phóng đi rồi, đầu còn đang rộn lên các ý nghĩ lộn xộn, thực chưa kịp nghĩ gì gọn ghẽ, thì đã đến nơi trảy hội mất rồi. Thoáng một cái, qua cầu Chương Dương một lát thôi, tôi đã thấy một đoàn dài và hình như có rước kiệu. Quả thật tôi chưa tìm hiểu về cách tổ chức lễ hội truyền thống làng Lim và mấy làng quanh đó, cũng chưa có ý niệm về khoảng cách gần đến thế, nên ban đầu còn cứ tưởng một đám rước gì khác cơ. Ồ, hóa ra nào có xa xôi gì ! Bạn bảo, thế là bắt đầu Hội Lim rồi đấy.
    Nghe hát mà tưởng tượng thì tôi đã nghĩ khác xa với thực tế lắm. Trước hết là Hội quá đông đúc trên một diện tích chật chội. Vả lại, những năm ấy, các lễ hội làng truyền thống mới được khôi phục nên tổ chức còn lộn xộn lắm. Tiếng loa dẹp đường, nhắc nhở, gửi xe, rồi tiếng đọc danh sách quyên góp này nọ, trẻ lạc, người mất cắp,... át cả tiếng mấy băng hát quan họ phát ra ở vài nơi đấu lại. Tôi hơi sững lại vì đã trót tưởng tượng rằng ngày hội giờ cũng phải gần như ngày hội cổ tích trong bài hát. Hội chỉ là hội của làng trên xóm dưới, thêm vài thôn lận cận tụ hội lại hát thi, chứ ai nghĩ lại đông đúc đến thế. Nhìn quanh thì đa phần cũng tứ xứ như mình, cứ nhớn nhác tìm xem chốn nào đang hát giao duyên. Cũng may nhanh tay nhanh mắt chúng tôi tìm ra được đình làng phía trước sân cờ nheo phấp phới, sân khấu có vẻ quy củ hơn, có đoàn văn nghệ xã hát bè rất ăn ý. Nhưng chừng một lát thì thôi. Tôi vốn chẳng ưa thích những gì quá nhân tạo, bèn lẻn ra hồ, nơi có mấy chiếc thuyền giả thuyền rồng, có mấy liền anh liền chị vẻ như nghiệp dư hơn đang hát. Cảnh hồ gió hây hẩy, nghe hát có không gian hơn và ít người lại qua chen lấn xô đẩy nên nghe vào hơn. Nhưng xem ra hát còn sượng lắm, vẫn mấy bài hát vẫn nghe trên đài mà giọng lại không mượt bằng. Ngày xưa người ta hát là hát giao duyên, kịch ít, tình nhiều, hát mà say nhau, say đến nỗi người triều đình phải dừng bước mà thành tên quan họ. Người xưa tiếng hát ăn vào máu, nghe hát từ khi còn ẵm ngửa, biết hát trước cả dậy thì, nên hát đối nhau nhuần nhị, mượt mà, ca từ sáng tạo mà đậm tình đậm nghĩa. Hơn nhau cũng là hơn nhau câu hát, say nhau cũng là say vì câu hát, chứ đâu gượng gạo thế này. Hơi thất vọng, tôi nhìn quanh và đi lòng vòng, định bụng nháy bạn, thôi đi về, có khi mình về rồi lên Phủ xem sao. Chợt mắt sững lại trước 2 hàng các cụ đang đứng hát sau đình, phía đồi thấp. Thế là dừng bước tìm ra đứng nghe.
    Đến đó tôi mới thật sự hiểu ra rằng ngày xưa người ta hát đối nhau thế nào. Phía sau đinh không cần sân khấu, các cụ đều đã già cả rồi, có lẽ đều đã trên 60 tuổi, mặc áo dài nâu, vài cụ ông một hàng, vài cụ bà một hàng, nắm tay nhau đứng hát. Các cụ hát nghe không rõ nữa, cũng nhiều điệu rất lạ, nghe hiểu thôi mà không nhớ nữa. Có điều xem các cụ hát thấy các cụ yêu hát thực sự, các cụ nắm tay nhau đung đưa, đôi khi theo ý theo tình các cụ cũng nhìn nhau ý vị. Chắc hẳn ngày xưa trong số các cụ đây thể nào chả có những liền anh liền chị một thời xuân sắc tiếng hát nức làng trên xóm dưới. Hẳn cũng có thời các cụ ông áo the khăn xếp, các cụ bà áo tứ thân, yếm đào, dải lụa, thắt đáy lưng o­ng mà hát đối nhau, hát bằng miệng, hát bằng cái ngoắt đầu, cái lắc tay, bằng đôi mắt lá răm liếc sang rất ngọt.
    Giọng các cụ khàn khàn nhưng các cụ hát say lắm, tiếng loa ngoài kia còn có khi ngừng bặt chứ các cụ chẳng chịu ngừng. Có lẽ đây là dịp hiếm hoi để người quên đi tuổi tác. Khúc hát giao duyên làm gì có tuổi, ngày xưa tóc bỏ đuôi gà người đã hát, ngày nay tóc bạc phơ, vành khăn nhàu cuốn trễ, người vẫn hát, vẫn ngân nga. Không hiểu sao xem các cụ hát tôi mới tưởng đến hình ảnh ''những cô Tấm ngày xưa, như vẫn còn đây, trong ngày trảy hội...''.
    Tôi tự cho mình may mắn vì đã không bỏ về ngay, vì đã được xem các cụ hát. Tiếc rằng các cụ hát không nghỉ nên tôi chẳng thể xen vào để hỏi thăm các cụ về quan họ ngày xưa. Nhưng tôi biết, tôi đâu chỉ đến quê hương quan họ một lần rồi thôi.
    Còn bạn, đừng ngần ngại nữa, hãy hăng hái trảy hội làng quan họ đi thôi, để khi về truyền cho tôi tiếng ca đầu ngọn gió, để kể cho tôi nghe ''nón quai thao nói gì người ơi''... Ra Giêng này hãy cứ đến thăm hội làng quan họ đi, sẽ chẳng mất gì, mà bạn sẽ được, sẽ được rất nhiều xuân. Bạn sẽ thấy những điều mới lạ khác với điều tôi từng thấy. Hội làng mở lại đã vài năm rồi, hẳn đã khác ngày tôi đi nhiều lắm. Vả chăng, cũng như những người yêu nhau thì thương từ nết ăn nết ở của nhau, cái nhược nhiều khi thành nét duyên riêng, nếu bạn yêu dân ca quan họ, chắc hẳn bạn sẽ tìm được đôi điều đáng nhớ. Khi có được những điều ấy là bạn thành có duyên với quê hương quan họ, dứt áo ra về, hẳn dạ còn bùi ngùi với lời ai tha thiết ... ''người về em chẳng vui đâu'' ...
    16 Jan 2002
    P.S: lời bài hát chắc không chính xác lắm vì tôi không quê quan họ mà. Nếu có sai sót xin châm chước và góp ý cho tôi.
  10. meomeo84

    meomeo84 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    04/12/2002
    Bài viết:
    378
    Đã được thích:
    0
    tuỳ bác thui, nhưng em thấy đính vô cuối có lẽ hay hơn ý nhỉ các bác nhỉ?
    "Cuộc đời con người không có bản nháp"

Chia sẻ trang này