1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Danh nhân xứ Kinh Bắc

Chủ đề trong 'Bắc Giang - Bắc Ninh' bởi T_N_T, 09/11/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. T_N_T

    T_N_T Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    26/07/2002
    Bài viết:
    694
    Đã được thích:
    1
    Danh nhân xứ Kinh Bắc

    Xin giới thiệu các tác phẩm của nhà thơ Hoàng Cầm, người được sinh ra và lớn lên từ quê hương Kinh Bắc.

    Cây Tam Cúc.
    Cỗ bài tam cúc mép cong cong
    Rút trộm rơm nhà đi trải ổ
    Chị gọi đôi cây!
    Trầu cay má đỏ
    Kết xe hồng đưa Chị đến quê Em

    Nghé cây bài tìm hơi tóc ấm
    Em đừng lớn nữa Chị đừng đi
    Tướng sĩ đỏ đen chui sấp ngửa
    Ổ rơm thơm đọng tuổi đương thì

    Đứa được
    chinh truyền xủng xoẻng
    Đứa thua
    Đáo gỡ ngoài thềm
    Em đi đêm tướng điều, sĩ đỏ
    Đổi xe hồng đưa Chị đến quê Em

    Năm sau giặc giã
    Quan Đốc đồng áo đen, nẹp đỏ
    Thả tịnh vàng cưới Chị
    võng mây trôi
    Em đứng nhìn theo, Em gọi đôi.



    Cỏ Bồng Thi

    Chị đưa Em đến bến này
    Cheo leo mỏm đá

    Trước vực
    Sau khe
    Thòng lọng tơ gì quấn gót
    Tua khăn buông còn buộc búp hoa lan


    Ù ù gió thổi
    Em vọng ai đâu mà hóa đá


    Không trói mà không đi
    không canh gà
    không thu không
    Mắt không mở
    đừng khép
    Kìa dây muốn dại kín Em rồi


    Lắc đầu hoa tím rụng
    ngó rừng xanh Em hỏi ngọn nguồn


    Biết rồi
    Thôi

    nghe hoa tím hát

    Ngày mười bảy tuổi
    Chót chơi đố cỏ Bồng Thi
    Cỏ Bồng Thi phải cheo leo mỏm đá
    Ù ù gió thổi
    Không canh gà
    Không thu không



  2. T_N_T

    T_N_T Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    26/07/2002
    Bài viết:
    694
    Đã được thích:
    1
    Lá diêu bông chỉ là một sản phẩm tưởng tượng của Hoàng Cầm. Hoàng Cầm tên thật là Bùi Tằng Việt, sinh năm 1921, Bắc Ninh, nổi danh vào thập niên 1940, với các tác phẩm kịch nghệ như Lên Đường, Kiều Loan, Viễn Khách, Hận Nam Quan... Lá Diêu Bông là bài thơ đã làm sống lại tên tuổi Hoàng Cầm tại hải ngoại.
    Năm Hoàng Cầm lên 8 tuổi, từ tỉnh lỵ trọ học về thăm nhà bị "tiếng sét ái tình" khi gặp người con gái 16 tuổi tên Vinh. Tiếng sét ấy đã đi sâu vào trái tim, gần 70 năm sau, Hoàng Cầm tâm sự: "Trước mắt tôi, chị hiện ra sáng rực rỡ như một thiên thần. Ngay lập tức, hồn tôi bị chị chiếm đoạt đến đau điếng. Kể từ giây phút định mệnh ấy, tôi mê man chị chẳng còn biết trời đất, ất giáp, quên hết học hành, sách vở, suốt ngày chỉ ngong ngóng sang bên kia đường số 1, xê xế nhà tôi khoảng 20 mét, nơi thiên thần của tôi ngồi bán quán nghèo, phố nhỏ đìu hiu, tỉnh nhỏ... Tôi phải lòng chị, cứ thế giăng mắc tơ tình quanh chị suốt 4 năm trời, đến năm tôi 12 tuổi thì chị đi lấy chồng".
    Một buổi chiều mùa đông... Chị Vinh đi về phía cánh đồng chiều còn trơ cuống rạ. Hoàng Cầm bí mật, lặng lẽ lần theo, thấy chị thẩn thơ tìm đồng chiều, lẩm bẩm một mình: Đứa nào tìm được Lá Diêu Bông, từ nay ta gọi là chồng...
    25 năm sau, năm 1959, bài thơ Lá Diêu Bông của Hoàng Cầm mới ra đời.

    Váy Đình Bảng buông chùng cửa võng
    Chị thẩn thơ đi tìm
    Đồng chiều,
    Cuống rạ.
    Chị bảo: Đứa nào tìm được Lá Diêu Bông
    Từ nay ta gọi là chồng.
    Hai ngày em đi tìm thấy lá
    Chị chau mày: Đâu phải Lá Diêu Bông.
    Mùa Đông sau em tìm thấy lá
    Chị lắc đầu, Trông nắng vãn bên sông.
    Ngày cưới chị Em tìm thấy lá
    Chị cười xe chỉ cắm trôn kim.
    Chị ba con Em tìm thấy lá
    Xòe tay phủ mặt chị không nhìn.
    Từ thuở ấy Em cầm chiếc lá
    Đi đầu non cuối bể.
    Gió quê vi vút gọi.
    Diêu Bông hời... ới Diêu Bông!.
    Lá Diêu Bông được Phạm Duy viết thành ca khúc vào giữa thập niên 1980. Đầu thập niên 1990, ở trong nước, Trần Tiến phổ biến bài nầy mang âm điệu dân ca, bình dân. Trần Tiến không hiểu được hồn của bài thơ, ngộ nhận nhân vật, nhưng làm nổi tiếng tên tuổi Lá Diêu Bông:
    Lời ru buồn nghe mênh mông, mênh mông, sau lũy tre làng khiến lòng tôi xôn xao.
    Ngày lấy chồng em đi qua con đê, con đê mòn lối cỏ về, có chú **** vàng bay theo em.
    **** vàng đã đậu cây mù u rồi, lấy chồng sớm làm gì để lời ru thêm buồn.
    Ru em, thời thiếu nữ xa xôi; còn đâu bao đêm trăng thanh, tát gàu sòng vui bên anh.
    Ru em, thời con gái kiêu sa, em đố ai tìm dược lá diêu bông, em xin lấy làm chồng...
    ÂU DU 40 (10/2000)
    Được T_N_T sửa chữa / chuyển vào 12:10 ngày 13/11/2003
  3. T_N_T

    T_N_T Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    26/07/2002
    Bài viết:
    694
    Đã được thích:
    1
    Lá diêu bông chỉ là một sản phẩm tưởng tượng của Hoàng Cầm. Hoàng Cầm tên thật là Bùi Tằng Việt, sinh năm 1921, Bắc Ninh, nổi danh vào thập niên 1940, với các tác phẩm kịch nghệ như Lên Đường, Kiều Loan, Viễn Khách, Hận Nam Quan... Lá Diêu Bông là bài thơ đã làm sống lại tên tuổi Hoàng Cầm tại hải ngoại.
    Năm Hoàng Cầm lên 8 tuổi, từ tỉnh lỵ trọ học về thăm nhà bị "tiếng sét ái tình" khi gặp người con gái 16 tuổi tên Vinh. Tiếng sét ấy đã đi sâu vào trái tim, gần 70 năm sau, Hoàng Cầm tâm sự: "Trước mắt tôi, chị hiện ra sáng rực rỡ như một thiên thần. Ngay lập tức, hồn tôi bị chị chiếm đoạt đến đau điếng. Kể từ giây phút định mệnh ấy, tôi mê man chị chẳng còn biết trời đất, ất giáp, quên hết học hành, sách vở, suốt ngày chỉ ngong ngóng sang bên kia đường số 1, xê xế nhà tôi khoảng 20 mét, nơi thiên thần của tôi ngồi bán quán nghèo, phố nhỏ đìu hiu, tỉnh nhỏ... Tôi phải lòng chị, cứ thế giăng mắc tơ tình quanh chị suốt 4 năm trời, đến năm tôi 12 tuổi thì chị đi lấy chồng".
    Một buổi chiều mùa đông... Chị Vinh đi về phía cánh đồng chiều còn trơ cuống rạ. Hoàng Cầm bí mật, lặng lẽ lần theo, thấy chị thẩn thơ tìm đồng chiều, lẩm bẩm một mình: Đứa nào tìm được Lá Diêu Bông, từ nay ta gọi là chồng...
    25 năm sau, năm 1959, bài thơ Lá Diêu Bông của Hoàng Cầm mới ra đời.

    Váy Đình Bảng buông chùng cửa võng
    Chị thẩn thơ đi tìm
    Đồng chiều,
    Cuống rạ.
    Chị bảo: Đứa nào tìm được Lá Diêu Bông
    Từ nay ta gọi là chồng.
    Hai ngày em đi tìm thấy lá
    Chị chau mày: Đâu phải Lá Diêu Bông.
    Mùa Đông sau em tìm thấy lá
    Chị lắc đầu, Trông nắng vãn bên sông.
    Ngày cưới chị Em tìm thấy lá
    Chị cười xe chỉ cắm trôn kim.
    Chị ba con Em tìm thấy lá
    Xòe tay phủ mặt chị không nhìn.
    Từ thuở ấy Em cầm chiếc lá
    Đi đầu non cuối bể.
    Gió quê vi vút gọi.
    Diêu Bông hời... ới Diêu Bông!.
    Lá Diêu Bông được Phạm Duy viết thành ca khúc vào giữa thập niên 1980. Đầu thập niên 1990, ở trong nước, Trần Tiến phổ biến bài nầy mang âm điệu dân ca, bình dân. Trần Tiến không hiểu được hồn của bài thơ, ngộ nhận nhân vật, nhưng làm nổi tiếng tên tuổi Lá Diêu Bông:
    Lời ru buồn nghe mênh mông, mênh mông, sau lũy tre làng khiến lòng tôi xôn xao.
    Ngày lấy chồng em đi qua con đê, con đê mòn lối cỏ về, có chú **** vàng bay theo em.
    **** vàng đã đậu cây mù u rồi, lấy chồng sớm làm gì để lời ru thêm buồn.
    Ru em, thời thiếu nữ xa xôi; còn đâu bao đêm trăng thanh, tát gàu sòng vui bên anh.
    Ru em, thời con gái kiêu sa, em đố ai tìm dược lá diêu bông, em xin lấy làm chồng...
    ÂU DU 40 (10/2000)
    Được T_N_T sửa chữa / chuyển vào 12:10 ngày 13/11/2003
  4. k44a_hoahoc

    k44a_hoahoc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/09/2003
    Bài viết:
    3
    Đã được thích:
    0
    Gửi đến các bạn hai bài nữa của TS Hoàng Cầm
    Thi Đánh Đu
    Luồn tay ta ôm say
    Giấc bay lay đỉnh núi
    Tuột hàng khuy lơi yếm tóc buông mành
    Đùi chảy búp dài thon nhún vội
    Bàng hoàng tia chớp liệng nghiêng xanh .
    Hoàng Cầm
    Nếu anh còn trẻ
    Nếu anh còn trẻ như năm ấy
    Quyết đón em về sống với anh
    Những khoảng chiều buồn phơ phất lại
    Anh đàn em hát níu xuân xanh
    Nhưng thuyền em buộc sai duyên kiếp
    Anh luỵ đời quên bến khói sương
    Năm tháng ...năm cung mờ cách biệt
    bao giờ em hết nợ Tầm dương ?
    Nếu có ngày mai anh trở gót
    Quay về lãng đãng bến sông xa
    Thì em còn đấy hay đâu mất ?
    Cuối xóm buồn teo một tiếng gà
    Hoàng Cầm 1941
  5. k44a_hoahoc

    k44a_hoahoc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/09/2003
    Bài viết:
    3
    Đã được thích:
    0
    Gửi đến các bạn hai bài nữa của TS Hoàng Cầm
    Thi Đánh Đu
    Luồn tay ta ôm say
    Giấc bay lay đỉnh núi
    Tuột hàng khuy lơi yếm tóc buông mành
    Đùi chảy búp dài thon nhún vội
    Bàng hoàng tia chớp liệng nghiêng xanh .
    Hoàng Cầm
    Nếu anh còn trẻ
    Nếu anh còn trẻ như năm ấy
    Quyết đón em về sống với anh
    Những khoảng chiều buồn phơ phất lại
    Anh đàn em hát níu xuân xanh
    Nhưng thuyền em buộc sai duyên kiếp
    Anh luỵ đời quên bến khói sương
    Năm tháng ...năm cung mờ cách biệt
    bao giờ em hết nợ Tầm dương ?
    Nếu có ngày mai anh trở gót
    Quay về lãng đãng bến sông xa
    Thì em còn đấy hay đâu mất ?
    Cuối xóm buồn teo một tiếng gà
    Hoàng Cầm 1941
  6. xboy4net

    xboy4net Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/10/2003
    Bài viết:
    8
    Đã được thích:
    0
    Thơ Hoàng Cầm "trầm đầy một nỗi phương Đông"... chính là nhờ ông đã nhập hoà hồn thơ mình vào chiều sâu của văn hoá Việt để rồi hiện ra trên trang giấy với dáng vẻ năng động của thơ mới trong sự luân chuyển về hiện đại.
    Không hiểu sao trong tâm thức thơ ca của tôi luôn ám ảnh bởi Hàn Mặc Tử và Hoàng Cầm, dù thơ của hai thi sĩ này rất khác nhau về hồn thơ và giọng điệu. Hàn Mặc Tử thăng hoa cõi trần vào cõi mơ "Thơ có tích và chiêm bao có tuổi", Hoàng Cầm lại phất cánh diều thơ từ trầm tích của văn hoá Kinh Bắc "Giải yếm lòng trai mải phất cờ"; Hàn Mặc Tử mất năm 28 tuổi (1940) cũng là lúc Hoàng Cầm bắt đầu xuất hiện trong làng thơ và tới nay đã 78 tuổi vẫn còn sung bút. Tôi nhớ hồi nhỏ đã từng chép tay hàng chục bài thơ của Hàn Mặc Tử, và sau chiến tranh trở về Hà Nội (1976), tôi lại mải miết chép vào sổ tay tập thơ "Về Kinh Bắc" từ bản thảo của Hoàng Cầm, bởi thơ ông rất lôi hút những nhà thơ trẻ chúng tôi lúc bấy giờ. Quả là thơ Hoàng Cầm có một ma lực kỳ lạ ở sự cách tân, ở hồn cốt văn hoá làng quê Việt. Có lẽ vì thế mà Trần Dần đã gọi Hoàng Cầm là "nhà tân cổ điển".
    Thực ra, trước 1945 Hoàng Cầm đã có đóng góp không nhỏ cho kịch thơ với 2 vở "Hận Nam Quan" và "Kiều Loan", rồi tiếp đó là những bài thơ kháng chiến mà tiêu biểu là "Bên kia sông Đuống" nổi tiếng và trường ca "Tiếng hát quan họ". Thơ của ông đẹp một vẻ đẹp thướt tha mà lại dạt dào, hào sảng:
    Sông Đuống trôi đi
    Một dòng lấp lánh
    Nằm nghiêng nghiêng trong kháng chiến trường kỳ
    Những hình ảnh thân thương gần gũi của quê làng vào thơ ông bỗng trở nên sang trọng lạ lùng.
    Những cô hàng xén răng đen
    Cười như mùa thu toả nắng
    Nói như nhà thơ Nguyễn Thụy Kha thì thơ Hoàng Cầm "trầm đầy một nỗi phương Đông". Đúng như vậy, cái "nỗi phương Đông" luôn "trầm đầy" chính là nhờ ông đã nhập hoà hồn thơ mình vào chiều sâu của văn hoá Việt để rồi hiện ra trên trang giấy với dáng vẻ năng động của thơ mới trong sự luân chuyển về hiện đại.
    30 năm (1958 - 1988) là thời gian mà Hoàng Cầm đã tạo nên sự đột khởi trong nghiệp thơ của ông bằng tập "Về Kinh Bắc" và nhiều tập thơ lẻ như "Men đá vàng", "Mưa Thuận Thành", "99 bài tình"... Nhiều bài thơ trong những tập thơ này, mà đặc biệt là tập "Về Kinh Bắc" đã trở thành "ngôn truyền" trong công chúng với những "Lá diêu bông", "Quả vườn ổi", "Cây tam cúc", "Cỏ Bồng Thi"... Theo Hoàng Cầm thì Về Kinh Bắc chính là tập thơ "cột sống" của đời ông. Đây là một tập thơ mà tinh tuý của văn hoá Quan họ - Kinh Bắc đã được chưng cất, kết đọng lại. Đọc thơ ông ta gặp con người Việt nguyên khôi qua hơi thở của lục bát, ngũ ngôn và nhịp tự do tài tình lướt qua khuôn phép. Chính vì thế mà thơ ông không cũ đi trong cổ điển, và cũng không quá xa lạ trong hiện đại.
    Mảng thơ tình của Hoàng Cầm lại là một đóng góp đáng kể về cảm giác tình yêu trong thơ ta. Đấy là cảm giác si mê hưng phấn trong ái tình, mà có người nhầm tưởng là kích động nhục cảm. Thực ra, nhục cảm trong thơ tình Hoàng Cầm luôn đa nghĩa, mà cuối cùng là hướng về cái đẹp e ấp luôn có nguy cơ biến mất. Trong đời thực, Hoàng Cầm là một người đa cảm, và cũng đa tình lắm. Cho dù đã gần tuổi 80, ông vẫn thường khao khát một mối tình chân thành, đắm đuối. Có lẽ nhờ thế mà trái tim trong thơ ông vẫn rộn ràng những điệu nhạc xa xăm:
    Ai bảy mươi tươi ròn
    Nằm mơ đưa võng mẹ
    Vòng tay quê bế bồng
    Hoặc
    Em ơi! Em ơi
    Tóc xanh bạc óng
    Như hai con sóng
    Dễ gì chẻ đôi...
    Ngoài tình yêu và thơ ca, Hoàng Cầm cũng là người còn nhiều đam mê khác. Mươi năm lại đây, nhiều bài phê bình tiểu luận và hồi ký của ông thường làm giật mình người đọc về một trí tuệ và khả năng sung mãn trong sáng tạo. Tập "Văn xuôi Hoàng Cầm" khoảng 500 trang sắp phát hành sẽ cung cấp cho bạn đọc nhiều điều lý thú bất ngờ. Tuy sức đã yếu, Hoàng Cầm vẫn khao khát được chung tay cùng Hội Nhà văn ra một tờ báo thơ để thúc đẩy thơ ca ngày càng đạt tới những thành công mới và đáp ứng nhu cầu của công chúng yêu thơ.
    Nhìn ông tóc bạc, da trắng, môi son và cặp mắt ánh lên những tia sáng đắm đuối, tôi như thấy cả thời tuổi trẻ của ông vẫn còn song hành cùng ông trên con đường văn chương đầy mê đắm.
    O==][>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>
    Người ta khổ vì thương không phải cáchYêu sai duyên và mến chẳng nhằm người
    <<<<<<<<<<<<<<<<<<<<<<<<<<][==O
  7. xboy4net

    xboy4net Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/10/2003
    Bài viết:
    8
    Đã được thích:
    0
    Thơ Hoàng Cầm "trầm đầy một nỗi phương Đông"... chính là nhờ ông đã nhập hoà hồn thơ mình vào chiều sâu của văn hoá Việt để rồi hiện ra trên trang giấy với dáng vẻ năng động của thơ mới trong sự luân chuyển về hiện đại.
    Không hiểu sao trong tâm thức thơ ca của tôi luôn ám ảnh bởi Hàn Mặc Tử và Hoàng Cầm, dù thơ của hai thi sĩ này rất khác nhau về hồn thơ và giọng điệu. Hàn Mặc Tử thăng hoa cõi trần vào cõi mơ "Thơ có tích và chiêm bao có tuổi", Hoàng Cầm lại phất cánh diều thơ từ trầm tích của văn hoá Kinh Bắc "Giải yếm lòng trai mải phất cờ"; Hàn Mặc Tử mất năm 28 tuổi (1940) cũng là lúc Hoàng Cầm bắt đầu xuất hiện trong làng thơ và tới nay đã 78 tuổi vẫn còn sung bút. Tôi nhớ hồi nhỏ đã từng chép tay hàng chục bài thơ của Hàn Mặc Tử, và sau chiến tranh trở về Hà Nội (1976), tôi lại mải miết chép vào sổ tay tập thơ "Về Kinh Bắc" từ bản thảo của Hoàng Cầm, bởi thơ ông rất lôi hút những nhà thơ trẻ chúng tôi lúc bấy giờ. Quả là thơ Hoàng Cầm có một ma lực kỳ lạ ở sự cách tân, ở hồn cốt văn hoá làng quê Việt. Có lẽ vì thế mà Trần Dần đã gọi Hoàng Cầm là "nhà tân cổ điển".
    Thực ra, trước 1945 Hoàng Cầm đã có đóng góp không nhỏ cho kịch thơ với 2 vở "Hận Nam Quan" và "Kiều Loan", rồi tiếp đó là những bài thơ kháng chiến mà tiêu biểu là "Bên kia sông Đuống" nổi tiếng và trường ca "Tiếng hát quan họ". Thơ của ông đẹp một vẻ đẹp thướt tha mà lại dạt dào, hào sảng:
    Sông Đuống trôi đi
    Một dòng lấp lánh
    Nằm nghiêng nghiêng trong kháng chiến trường kỳ
    Những hình ảnh thân thương gần gũi của quê làng vào thơ ông bỗng trở nên sang trọng lạ lùng.
    Những cô hàng xén răng đen
    Cười như mùa thu toả nắng
    Nói như nhà thơ Nguyễn Thụy Kha thì thơ Hoàng Cầm "trầm đầy một nỗi phương Đông". Đúng như vậy, cái "nỗi phương Đông" luôn "trầm đầy" chính là nhờ ông đã nhập hoà hồn thơ mình vào chiều sâu của văn hoá Việt để rồi hiện ra trên trang giấy với dáng vẻ năng động của thơ mới trong sự luân chuyển về hiện đại.
    30 năm (1958 - 1988) là thời gian mà Hoàng Cầm đã tạo nên sự đột khởi trong nghiệp thơ của ông bằng tập "Về Kinh Bắc" và nhiều tập thơ lẻ như "Men đá vàng", "Mưa Thuận Thành", "99 bài tình"... Nhiều bài thơ trong những tập thơ này, mà đặc biệt là tập "Về Kinh Bắc" đã trở thành "ngôn truyền" trong công chúng với những "Lá diêu bông", "Quả vườn ổi", "Cây tam cúc", "Cỏ Bồng Thi"... Theo Hoàng Cầm thì Về Kinh Bắc chính là tập thơ "cột sống" của đời ông. Đây là một tập thơ mà tinh tuý của văn hoá Quan họ - Kinh Bắc đã được chưng cất, kết đọng lại. Đọc thơ ông ta gặp con người Việt nguyên khôi qua hơi thở của lục bát, ngũ ngôn và nhịp tự do tài tình lướt qua khuôn phép. Chính vì thế mà thơ ông không cũ đi trong cổ điển, và cũng không quá xa lạ trong hiện đại.
    Mảng thơ tình của Hoàng Cầm lại là một đóng góp đáng kể về cảm giác tình yêu trong thơ ta. Đấy là cảm giác si mê hưng phấn trong ái tình, mà có người nhầm tưởng là kích động nhục cảm. Thực ra, nhục cảm trong thơ tình Hoàng Cầm luôn đa nghĩa, mà cuối cùng là hướng về cái đẹp e ấp luôn có nguy cơ biến mất. Trong đời thực, Hoàng Cầm là một người đa cảm, và cũng đa tình lắm. Cho dù đã gần tuổi 80, ông vẫn thường khao khát một mối tình chân thành, đắm đuối. Có lẽ nhờ thế mà trái tim trong thơ ông vẫn rộn ràng những điệu nhạc xa xăm:
    Ai bảy mươi tươi ròn
    Nằm mơ đưa võng mẹ
    Vòng tay quê bế bồng
    Hoặc
    Em ơi! Em ơi
    Tóc xanh bạc óng
    Như hai con sóng
    Dễ gì chẻ đôi...
    Ngoài tình yêu và thơ ca, Hoàng Cầm cũng là người còn nhiều đam mê khác. Mươi năm lại đây, nhiều bài phê bình tiểu luận và hồi ký của ông thường làm giật mình người đọc về một trí tuệ và khả năng sung mãn trong sáng tạo. Tập "Văn xuôi Hoàng Cầm" khoảng 500 trang sắp phát hành sẽ cung cấp cho bạn đọc nhiều điều lý thú bất ngờ. Tuy sức đã yếu, Hoàng Cầm vẫn khao khát được chung tay cùng Hội Nhà văn ra một tờ báo thơ để thúc đẩy thơ ca ngày càng đạt tới những thành công mới và đáp ứng nhu cầu của công chúng yêu thơ.
    Nhìn ông tóc bạc, da trắng, môi son và cặp mắt ánh lên những tia sáng đắm đuối, tôi như thấy cả thời tuổi trẻ của ông vẫn còn song hành cùng ông trên con đường văn chương đầy mê đắm.
    O==][>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>
    Người ta khổ vì thương không phải cáchYêu sai duyên và mến chẳng nhằm người
    <<<<<<<<<<<<<<<<<<<<<<<<<<][==O
  8. suoihoa

    suoihoa Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/08/2003
    Bài viết:
    83
    Đã được thích:
    0
    hê hê , Rất tiếc Hoàng Cầm không phải sinh ra tại BN mà la ở BG ( chính xác là huyện Việt Yên )
    để biết thêm về Hoàng Cầm :
    http://vhvn.com/Tho+/Hoangcam/hoangcam.html
  9. suoihoa

    suoihoa Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/08/2003
    Bài viết:
    83
    Đã được thích:
    0
    hê hê , Rất tiếc Hoàng Cầm không phải sinh ra tại BN mà la ở BG ( chính xác là huyện Việt Yên )
    để biết thêm về Hoàng Cầm :
    http://vhvn.com/Tho+/Hoangcam/hoangcam.html
  10. YeuNhoc

    YeuNhoc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/02/2004
    Bài viết:
    69
    Đã được thích:
    0
    Và rất tiếc vì trang này bị firewall mất rồi .
    Anh đi và em đi
    Anh đi về phía không em
    Em đi về phía dài thêm bão bùng
    Anh đi sắp đến vô cùng
    Em đi sắp đến cánh hồng đang rơi
    Bảy mươi đứng phía ngoẹn cười
    Tám mươi đứng khóc nẻo đời chưa khô
    Trăm năm nhào quyện hư vô
    Biết đâu em vẫn lửng lơ hát buồn.
    Gì chứ thơ Hoàng Cầm em hợi bị khoái .Chỉ tiếc cháu ông Hoàng Cầm thì không được thiên hạ thích thú lắm vì "không nhớ bài "Bên Kia Sông Đuống " " hix hix ... bó tay .

    -----------------------------
    Anh Yêu Nhóc

Chia sẻ trang này